ERP (Enterprise Resource Planning) hay giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Một giải pháp ERP là tập hợp các phân hệ quản lý toàn bộ công đoạn trong quy trình sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Hoạch định, dự báo, kiểm soát quá trình, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, phân phối, kế toán, nhân sự... Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa công nghệ thông tin hiện đạivới kinh nghiệm quản lý. Do đó, giải pháp ERP không dừng lại chỉ là phần mềm mà phải chuẩn hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Mặc dù giải pháp tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp như vậy nhưng mức độ quan tâm của doanh nghiệp dành cho ERP không nhiều. Theo một thống kê hiện nay chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt ứng dụng giải pháp ERP. Mặc dù đây là giải pháp quan trọng và cần thiết để phát triển nhưng ERP vẫn chưa được hiểu và đánh giá đúng tầm.
Thực tế đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp bày tỏ hoài nghi về hiệu quả mà ERP mang lại. Một số cho rằng, ERP chưa giải quyết triệt để những vấn đề đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp, ví dụ như ngành xây dựng, hoặc tại Việt Nam chưa có tiền lệ triển khai cho ngành Automotive...

Đối với doanh nghiệp trước khi quyết định lựa chọn đầu tư ERP, cần phải rà soát lại nội tại, làm rõ doanh nghiệp cần gì, thiếu gì. Doanh nghiệp không nên nhầm lẫn giữa giải pháp quản trị với giải pháp tăng trưởng.
>>> Xem thêm: giải pháp erp
Các doanh nghiệp có thể khác nhau về ngành nghề kinh doanh, thị trường, đối tượng khách hàng, chiến lược marketing. Nhưng về cơ bản, doanh nghiệp đều có sự tương đồng về quy trình. Do đó, ERP có thể giúp doanh nghiệp kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, hoàn thiện quy trình tốt hơn. Chúng ta nên hiểu ERP là hệ thống quản lý chứ không đơn thuần là một dự án IT.
Dù sớm hay muộn, doanh nghiệp bắt buộc phải làm ERP, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan đến kế hoạch, quy trình, bán lẻ... Tuy nhiên, để một dự án ERP thành công, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nhìn nhận ERP dưới góc độ một nhà quản trị chứ không nên mang suy nghĩ của một người làm công nghệ thông tin.
Tùy theo khả năng tài chính, doanh nghiệp Việt nên chọn đơn vị triển khai uy tín và có kinh nghiệm trong nước thay vì những công ty nước ngoài. Như vậy, hai bên sẽ cùng ngôn ngữ, dễ trao đổi, thấu hiểu và chia sẻ với nhau tốt hơn. Từ đó, giúp dự án đi đến thành công, đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự
Khi bắt đầu một thứ mới mẻ, không ai dám chắc rằng nó sẽ thành công. Nhưng nếu đã quyết tâm làm ERP thì hãy tỉnh táo để lựa chọn một đơn vị triển khai uy tín và dày dặn kinh nghiệm. Nếu doanh nghiệp còn băn khoăn, chưa đủ tự tin thì có thể triển khai ERP ở quy mô nhỏ.