Quy trình sản xuất là gì?
Quản trị sản xuất là một chuỗi các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất, vận hành các quy trình tác động lên nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc… để tạo ra các sản phẩm (dịch vụ) nhằm đáp ứng một nhu cầu của khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao quản trị sản xuất lại quan trọng đối mới mỗi doanh nghiệp
Chức năng và mục đích của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp?
• Chức năng sản xuất là cung cấp sản phẩm đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng cùng thời gian hợp lý tới khách hàng.
• Duy trì và gia tăng lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
• Đáp ứng được liên tục do nhu cầu và thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng về sản phẩm.
• Hiệu quả cao nhất trong việc sản xuất mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự

1. Hoạch định sản xuất.
Hoạch định sản xuất là công đoạn đầu tiên mà doanh nghiệp sẽ phải làm, 3 công việc quan trọng cần phài làm sau đây:
• Xác định nhu cầu sản xuất:
– Bộ phận sản xuất căn cứ vào nhu cầu sản xuất đã xác lập từ kế hoạch sản xuất lập ra theo từng kỳ (năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo hay đơn hàng khách đặt. Tùy thuộc vào đơn hàng nên mặt hàng có thể thay đổi thường xuyên theo nhu cầu nên thường không lên kế hoạch sản xuất trước được. Khi có đơn hàng thì kế hoạch mới được lập ra.
– Việc xác định nhu cầu sản xuất nhằm kiểm tra sản phẩm tồn kho của mỗi công đoạn là bao nhiêu, có thể sử dụng và cân đối cho những công đoạn tiếp theo ra sao.
• Xây dựng định mức sản xuất:
– Để có một kế hoạch chi tiết và chính xác thì khi đưa ra sản phẩm mới thì cần sản xuất thử nghiệ để có được định mức nguyên vật liệu, định mức chi phí sản xuất.
• Hoạch định nhu cầu nguyên liệu: Theo nhu cầu sản xuất của sản xuất để đưa ra các thông tin như sau:
– Đưa ra số nguyên liệu cần dùng
– Thống kê, đánh giá lượng bán thành phẩm, nguyên liệu tồn kho sẵn sàng
– Tính toán số bán thành phẩm, nguyên liệu cần bổ sung cho việc sản xuất.
Sau khi hoàn tất 3 công việc trên doanh nghiệp sẽ có được nhu cầu bán thành phẩm chi tiết cho từng công đoạn cần sử dụng, bán thành phẩm tồn kho sẵn sàng, từ đó tính toán và đưa ra được lượng bán thánh phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất.
>>> Xem thêm: hệ thống erp
2. Yêu cầu sản xuất.
– Hoạch định sản xuất đã đưa ra các công việc tính toán thì doanh nghiệp sẽ chia nhỏ những cho từng phân xưởng, nhà máy.
– Tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất, doanh nghiệp có thể lựa chọn tự sản xuất hoặc gia công bên ngoài.
3. Lệnh sản xuất.
Lệnh sản xuất được phân chia cho những công đoạn, tổ sản xuất, chuyền sản xuất để thực hiện.
4. Lịch sản xuất.
Lên lịch phân công ca, kíp cho công nhân, mát móc theo thời gian để thực hiện lệnh sản xuất.
5. Thống kê sản xuất.
Sản xuất đã ra sản phẩm, bán thành phầm thì cần phải thông kê lại các thông tin như sau:
– Nguyên liệu đã xuất ra khỏi kho xuống phân xưởng
– Số lượng: sản phẩm, bán thành phẩm, phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu đã sử dụng.
– Nguyên liệu thừa đã nhập lại bao nhiêu, chuyển cho lệnh sản xuất khác.
6. Kiểm tra và xác nhận và kết thúc lệnh sản xuất.
Sau các lệnh sản xuất hoàn thành phải tổng kết, kiểm tra và xác nhận hoàn thành.
Qua các nội dụng trên đây là các công việc cơ bản trong một quy trình sản xuất. Tất cả quy trình trên đều liên kết chặt chẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, quy trình được quản lý tốt một cách nhịp nhàng, phối hợp, sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và đặc biệt là Doanh nghiệp chủ động kiểm soát được nguồn lực trong doanh nghiệp của mình như: nguyên liệu, máy móc, vốn, nhân công, thiết bị, …. Điều đó đã góp phần đưa những sản phẩm tốt thị trường với giá cả cạnh tranh và chất lượng hợp lý.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp