Quản trị sản xuất có mục tiêu và các biện pháp nào?
Quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm,… cùng với quy trình sản xuất gồm có công nghệ và nhân công. Kết quả của quá trình là sản phẩm. Mục tiêu của quản trị sản xuất là bằng cách tối ưu hóa sản xuất để tối đa hóa giá trị thặng dư, ngoài ra còn hạn chế sản phẩm lỗi hỏng để có thể đạt được tối đa lợi nhuận.
Dựa vào các yếu tố trong quá trình sản xuất, các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu của quản trị sản xuất là:
Tận dụng nguồn lực tối đa
- Giảm thời gian sản xuất tới mức tối đa bằng cách tối ưu quy trình sản xuất, loại bỏ các hoạt động thừa, giảm thời gian ngừng chạy máy, cắt ngắn thời gian chạy thử, giảm thời gian chuẩn bị các nguồn lực sẵn sàng cho sản xuất, áp dụn những công nghệ tự động,…
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự

- Lên lịch sản xuất và ca làm việc hợp lý: chia ca và sắp xếp nhân lực khoa học hợp lý theo kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Giảm tối đa sản phẩm lỗi hỏng
Đào tạo đội ngũ, áp dụng những biện pháp công nghệ mới để giám sát và giảm thiểu sản phẩm lỗi hỏng trong từng công đoạn sản xuất.

Đáp ứng nhu cầu sản xuất cần có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng, giá cả hợp lý, doanh nghiệp cần có chính sách dự trữ để đảm bảo mức tồn kho an toàn cho việc sản xuất.
Máy móc trang thiết bị luôn sẵn sàng
Để việc sản xuất được liên tục và thuận lợi thì doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo trì máy móc hợp lý. Dựa vào các thông số kỹ thuật của máy và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch bả trì phù hợp không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất.
>>> Xem thêm: phần mềm ERP
Cần thu thập những số liệu sản xuất đầy đủ và liên tục để có thể phân tích, đưa ra các quyết định về lịch chạy máy, lịch bảo trì phù hợp.
Doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu và áp dụng các công cụ quản trị sản xuất mới vào đơn vị mình như: ISO, 5S, Kaizen, MRP, ERP,..
Ví dụ về Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì luôn luôn có 2 bài toán đặt ra là: Có tiếp nhận đơn hàng mới hay không? và nếu nhận đơn hàng mới thì lợi nhuận là bao nhiêu?
Khó khăn thường gặp của các doanh nghiệp sản xuất là:
- Tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cho đơn hàng
- Xác định giá thành kế hoạch và giá thành thực tế sau sản xuất
QTSX trong doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng được các công cụ cải tiến sản xuất như sau: quản lý phân xưởng có thể áp dụng 5S, quy trình làm việc áp dụng kaizen. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng phần mềm ERP để lập kế hoạch sản xuất: mô phỏng kế hoạch và các nguồn lực (tăng ca, tăng chuyền, tăng/giảm nhân công...); cân đối nhanh nhu cầu nguyên phụ liệu cho một đơn hàng; tính toán được ngày đồng bộ nguyên phụ liệu; ghi nhận và tổng hợp nhanh nhóng thông tin từ nhiều nguồn: kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quản lý phân xưởng, kho, kế toán, mua hàng.
>>> Xem thêm: giải pháp erp
Hiện rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ERP hiệu quả cho các ngành sản xuất tại Việt Nam. Nhưng để áp dụng được ERP thì lãnh đạo doanh nghiệp rất cần quyết tâm rất cao và ý thức liên kết dòng chảy thông tin của nhân viên vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.