Với mục tiêu tới năm 2035, ngành cơ khi Việt Nam sẽ phát triển với nhiều công nghệ tiên tiến,đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt được mục đích như vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để sớm hoàn thành mục tiêu.
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Ngoài một số công trình tiêu biểu vừa đề cập, hầu hết công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2 - 3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn là vạn năng, qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư đổi mới, nâng cấp.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Ngành cơ khí Việt Nam hiện nay có rất nhiều hạn chế kìm hãm phát triển như: chậm đổi mới, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phân tán, thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp ngành nghề. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình trạng độc quyền về công nghệ, thiết bị nên hạn chế việc chuyên môn hóa, khó có thể thay đổi kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng không được đồng đều, chi phí sản xuất lại lớn,..

Những vấn đề cần giải quyết để doanh nghiệp cơ khí phát triển
Chiến lược phát triển của Cơ khí Việt Nam tới 2035 sẽ có được công nghệ tiên tiến, sản phẩm chất lượng đủ để cung cấp cho thị trường quốc tế và phục vụ nhu cầu trong trước.
Để đạt được mục tiêu như vậy thì ngành Cơ khí Việt Nam cần chú trọng vào nhiều vấn đề:
Thứ nhất, cần có nhiều cơ chế thúc đẩy riêng biệt cho ngành cơ khí, hạn chế việc nhập khẩu máy móc thiết bị lạc hậu.
Thứ hai, huy động và tạo cơ chế vay vốn phù hợp theo đặc thù của các doanh nghiệp cơ khí
Đặc biệt, tăng cường đầu tư và ứng dụng những thiết bị khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Về phía DN, ngoài việc tự nâng cao về mặt thiết bị, công nghệ trong sản xuất, cần tiếp thu những công nghệ mới thông qua liên doanh, liên kết với các DN mạnh trong và ngoài nước về thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý sản xuất
Hiện nay đặc thù của ngành cơ khí là sản xuất trên các dây chuyền rời rạc, độ dung sai còn lớn. Xu hướng của sản xuất hiện đại là doanh nghiệp cần quản trị sản xuất tốt. Đối với các doanh nghiệp cơ khí thì sản xuất là ưu tiên hàng đầu. Quản trị sản xuất tốt có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm được những sản phẩm lỗi hỏng, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất. Hiện nay đa số các lãnh đạo doanh nghiệp Cơ khí đều quan tâm tới vấn đề này nhưng để có thể quản trị tốt thì điều này chưa được bài bản và tính khả thi chưa cao. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu vào áp dụng những phương pháp cải tiện sản xuất như: sản xuất tinh gọn, 5S, Kaizen, ERP,… Nên đầu tư hệ thông ERP bài bản để có thể quản trị tốt mọi hoạt động trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm ERP do công ty ITG cung cấp để triển khai cho đơn vị của mình.