Bất động sản (BĐS) vẫn là một trong những kênh đầu tư hiệu quả nhất, nhất là ở một nước với hệ thống tài chính chưa phát triển như Việt Nam. Và sau đây là 10 nguyên nhân chính làm chogiá bất động sản sẽ luôn tăng.

1. Đầu tư BĐS là một trong những kênh đầu tư lâu đời nhất, chỉ sau hàng hóa.

Bất động sản là một trong những kênh hàng đầu, nhưng không phải ngẫu nhiên. Từ đó đến giờ, đất và nhà là một cái gì đó đã sát cánh cùng sự phát triển của con người. Bạn phải có chỗ ở để đi làm, các công ty muốn thành lập được phải có đất. Mọi hoạt động trong đời sống này đều cần phải có đất.

2. Nguồn đất luôn khan hiếm.

Số lượng đất thì cố định nhưng con người thì không. Theo quy luật cung cầu thì khi nguồn cung cố định mà cầu tăng thì giá chỉ có tăng chứ không giảm. Dù lớn hoặc nhỏ nhưng sẽ có xu hướng tăng theo thời gian.

3. Luôn luôn có nhu cầu cho nhà đất, dù ở bất cứ thời điểm nào và cho dù lớn hay nhỏ.

Trong bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ nơi đâu, vì bất cứ mục đích gì, con người luôn tìm kiếm và sử dụng nhà đất. Nhu cầu cho nhà đất luôn luôn tồn tại, nhất là ở những thành phố lớn và năng động, vốn là điểm đến và đầu tàu của cả nước. Nên chẳng có lý do gì để nghĩ rằng nhu cầu này sẽ biến mất đột xuất cả. Chỉ có tăng chứ không giảm.

4. Lạm phát và chính sách nới lỏng định lượng của chính phủ (in tiền).

Giới chính trị và kinh tế hiện tại đại đa số ủng hộ chính sách nới lỏng định lượng, nghĩa là in tiền – tăng lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, thuyết kinh tế Keynes điển hình. Lý do lớn nhất là nó giúp xóa giảm bớt nợ công và cùng lúc làm tăng giá trị tài sản, tạo ra sự phồn vinh giả tạo. Bất động sản vì thế mà ăn theo xu hướng. Trừ khi nào thuyết kinh tế Keynes và chính sách in tiền không còn được áp dụng nữa thì may ra giá bất động sản sẽ giảm. Nhưng hiện tại vì lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế luôn tăng thì giá bất động sản vì vậy mà sẽ tăng theo nó. Lượng tiền gia tăng sẽ dẫn đến lạm phát và lạm phát sẽ đẩy giá nhà cửa lên. Lạm phát là một trong 10 lý do bất động sản tăng giá.

5. Đòn bẩy tài chính Một trong những nguyên nhân khiến kênh đầu tư

BĐS trở nên hấp dẫn và là kênh đầu tư có lợi thế là việc nó được ưu đãi trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính – hoặc vay tiền để đầu tư. Vậy cho nên đầu tư bất động sản luôn có lợi thế, đơn giản vì bạn có thể sử dụng đòn bẩy, sử dụng tiền người khác để làm giàu cho chính bản thân mình.

6. Sử dụng tiền cho thuê BĐS để trả nợ dần.

Một lợi thế nữa trong đầu tư bất động sản là việc sử dụng tiền cho thuê nhà để phụ trả tiền định kỳ. Ở những nước phát triển thì mức lãi suất thường thấp hơn hoặc song song với mức lợi tức cho thuê, tầm 4-5%. Nghĩa là đôi khi nhà đầu tư không tốn tiền trả góp tùy vào số lượng tiền cọc anh ta bỏ ra và lãi suất ký kết.

7. Dân số luôn tăng. Dân số Việt Nam đang ở trong giai đoạn vàng.

Có thể là trong tương lai thì dân số sẽ giảm, nhưng hiện tại dân số đang tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Với tình hình dân số luôn tăng như vậy, nhu cầu và sức mua luôn tăng như vậy, thì xác suất của việc giảm nhu cầu cho bất động sản là rất thấp.

8. Yếu tố tâm lý và quan niệm về nhà đất

Ở những nền kinh tế phát triển thì họ không coi trọng nhà đất nhiều. Nhưng ở Việt Nam thì có câu “an cư lạc nghiệp.” Vì thế nên nhà cửa luôn có giá trị hơn những tài sản khác. Chính yếu tố tâm lý này khiến bất động sản là một kênh đầu tư hàng đầu. Ngân hàng cũng vì thế mà thiên vị nhận thế chấp bất động sản so với những tài sản khác. Dân số, nhu cầu và sức mua luôn tăng sẽ góp phần làm cho bất động sản luôn tăng giá

9. Thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển.

Thị trường tài chính ở Việt Nam thực sự chưa phát triển, nhất là thị trường vốn. Vấn đề lớn nhất hiện tại là việc tỷ giá hối đoái bị cố định hóa cũng như việc nhà nước kiểm soát sự lưu thông của vốn nên các nhà đầu tư trong nước không thể tiếp cận những kênh đầu tư và thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Đây cũng là nguyên nhân bất động sản tăng giá.

10. Việt Nam đã trải qua giai đoạn bong bóng, đây là một chu kỳ mới.

Việt Nam đã trải qua một giai đoạn sụp đổ của thị trường. Giá bất động sản đã giảm gần nửa. Vì nhiều yếu tố khác nhau nên giá bất động sản ở Việt Nam luôn cao hơn so với thu nhập trung bình. Nhưng phần giá đầu cơ đã được xóa bỏ và giá giao dịch đã giảm đáng kể.