Hiện nay chưa có 1 báo cáo cụ thể nào về tình hình phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Nhưng theo khảo sát của viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương thì tỷ lệ nội địa hóa ở một số ngành sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam là 22,6% trong khi đó các nước trong khu vực đạt khoảng 45% như Thái Lan, Malaysia. Vậy thực trạng và nguyên nhân của sự kém phát triển là gì?


Có nhiều nguyên nhân dẫn tới yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam như chưa nhạy kén trong kinh doanh, tiếp cận khách hàng, chính sách kinh doanh chưa phù hợp. Ngoài ra cũng có 1 phần do công nghệ sản xuất còn kém phát triển, hệ thống quản lý, giám sát đối với sản xuất chưa thực sự tốt. Đối với các doanh nghiệp phụ trợ thì việc quản lý sản xuất tốt là yếu tố đầu tiên để có thể phát triển. Nếu làm tốt việc này có thể thúc đẩy việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
>>> Xem thêm: phần mềm erp
Việc sản xuất phụ trợ ở các ngành có đặc điểm và tình hình phát triển khác nhau. Chúng ta cùng khảo sát qua các ngành nổi bật:
Ngành phụ trợ cho công nghiệp ô tô
Hiện trạng ngành sản xuất otô Việt Nam rất tiềm năng và phát triển, hiện tại sau khi khảo sát nhu cầu của ngành này thì số doanh nghiệp phụ trợ tối thiểu để đáp ứng nhu cầu là khoảng 20 doanh nghiệp, nhưng thực tế thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu này.
Để thúc đấy ngành phát triển thì cần có những chính sách phù hợp, kết hợp giữa những doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài để có thể chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự
Đây là một ngành có nhu cầu rất lớn về phụ trợ, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành này cũng cao nhất, nhưng đa số phụ kiện lại được nhập từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điển hình của việc áp dụng công nghệ tiên tiến và quản lý sản xuất khoa học từ nước ngoài. Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị này thì đòi hỏi cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng, cài thiện và nâng cao việc sản xuất. Điều này đòi hỏi sự thay đổi lớn, đầu tư vốn về dây chuyền sản xuất, cải tổ quản lý sản xuất. Áp dụng những phần mềm quản trị sản xuất, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP vào doanh nghiệp,... Điều này ban đầu có thể khó thực hiện nhưng về lâu về dài là một bước tiến lớn cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Ngành phụ trợ cho công nghiệp dệt may
Ngành dệt may là ngành hiện có nhiều sự yếu kém và bất cập nhhất hiện nay. Đại đa số máy móc và công nghệ của doanh nghiệp đang khá là kém phát triển, lợi thế của ngành này chủ yếu do lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ bù lại sự yếu kém về dây chuyền và công nghệ sản xuất. Điều cần thiết của ngành là thay đổi công nghệ, quản trị sản xuất để tăng năng suất, giảm lỗi hỏng của sản phẩm. Đồng thời tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các đối tác lớn.
Trên đây là thực trạng của các doanh nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp. Bài toán khá rõ ràng nhưng để giải được thì rất khó bởi nó cần có sự hoạch định chiến lược và đầu tư bài bản dài hạn để có được kết quả như mong muốn.