Doanh nghiệp sau khi tổ chức và quản lý sản xuất khoa học sẽ giảm chi phí sản xuất, bên cạnh đó cải tiến được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng lợi nhuận đạt được.
Ngành nghề sản xuất hiện nay đã thay đổi và mở rộng khá nhiều so với thời kỳ trước đây. Trước đây, khi nhắc tới doanh nghiệp chế tạo sản xuất thông thường gắn với những hình ảnh dây chuyền, máy móc, … những ngày nay đã có những thay đổi lớn những ngành nghệ dịch vụ đi kèm, vận chuyển, hậu mãi cũng là sản xuất.

Ngày nay khái niệm sản xuất được định nghĩa là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản xuất là phần cốt lõi của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm cho xã hội nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Để quá trình quản lý sản xuất đạt được hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần tổ chức, lên kế hoạch khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra hợp lý, giảm thiểu tối giản các lãng phí, cải tiến liên tục chất lượng của sản phẩm dịch vụ.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Quản trị sản xuất là một tổ hợp các hoạt động liên quan tới việc tổ chức sản xuất, sao cho lãng phí nhỏ nhất, lợi ích đạt được cao nhất. Mỗi một doanh nghiệp lại có đặc thù sản xuất khác nhau. Các lãnh đạo doanh nghiệp cần khảo sát lại toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp mình, từ đó áp dụng những biện pháp cải tiến sản xuất như: 5S, Kaizen, ERP,… để có những giải pháp phù hợp.
Trong sản xuất, lãng phí là một điều không thể tránh khỏi, lãng phí có thể xuất hiện ở nhiều công đoạn, doanh nghiệp cần xác định những lãng phí phát sinh, từ đó có biện pháp khắc phục cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp đã hiểu rõ về hoạt động quản trị sản xuất, hệ thống sản xuất tinh gọn, biết được các công cụ và phương pháp trong sản xuất tinh gọn, cũng như hiểu về quản trị chất lượng trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng thành công hệ thống quản trị sản xuất.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự
Để quản trị sản xuất hiệu quả các doanh nghiệp nên tìm hiểu và đưa ERP vào áp dụng trong doanh nghiệp của mình. ERP không chỉ hỗ trợ quản trị sản xuất mà còn quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ kế toán, nhân sự, mua hàng, kho, bán hàng,… Việc lên kế hoạch sản xuất sẽ dễ dàng hơn khi các số liệu tham chiếu đầu vào luôn luôn được cập nhập con số mới nhất về các yếu tố đầu vào đầu ra.
Khi doanh nghiệp triển khai ERP thì việc đầu tiên cần phải làm là số hóa toàn bộ quy trinh, văn bản, điều này ban đầu tuy hơi khó khăn nhưng là tiền đề để quản lý dễ dàng, các đơn vị sẽ được hoạt động mạch lạc, dễ dàng hoạt động và liên kết trong công việc.
Từ những số liệu cụ thể, các cấp quản lý có thể có được những báo cáo theo yêu cầu riêng biệt, tạo lập được kế hoạch kinh doanh sản xuất tới mỗi đơn vị nhỏ nhất trong doanh nghiệp.
Lợi ích ERP đem lại là vô cùng lớn song chi phí triển khai cũng tương đối khá, điều này có thể là bước cân nhắc của doanh nghiệp, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, sản xuất và chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp để cân nhắc lựa chọn để áp dụng. Các doanh nghiệp có thể tham khảo ERP do công ty ITG cung cấp.