Hiện nay, ngành công nghiệ phụ trợ vẫn đang lệ thuộc tới gần 70% nguyên liệu nhập khẩu. Tình hình các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ mạnh để phục vụ nhu cầu nội địa. Theo ước tính, sản phẩm nội địa chỉ đáp ứng nhỏ hơn 10% thị trường, hàng năm vẫn phải nhập khẩu lên tới 10 tỷ USD.
Vậy nguyên nhân của vấn đề này ở đâu và cách tháo gỡ như thế nào?
Vấn đề chi phí
Hiện nay đa số các doanh nghiệp phụ trợ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, công nghệ chỉ ở mức trung bình nên tính cạnh tranh của sản phẩm là không cao, không đáp ứng được các tiêu chí cho những đơn vị lớn.
Tiềm năng của ngành phụ trợ lại vô cùng lớn. Như các doanh nghiệp lớn: Toyota, Samsung,.. thì chi phí sản xuất các chi tiết ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với việc nhập khẩu từ nước ngoài ( do phát sinh thêm nhiều phi phí: thuế nhập khẩu, vận chuyển, đóng gói,..) thế nên tiến hành nội địa hóa ở Việt Nam là nhu cầu tất yếu đối với các đơn vị lớn. Nhưng các DN trong nước lại chưa đủ công nghệ và chất lượng sản phẩm đáp ứng được đối tác. Hiện tại chính phủ đã có nhiều ưu đã khuyến khích các DN phụ trợ phát triển nhưng tình hình vẫn chưa thể cải thiện được ngay.
>>> Xem thêm: phần mềm erp
Vấn đề nội lực
Đại đa số sản phẩm phụ trợ mà các doanh nghiệp sản xuất có hàm lượng công nghệ chưa cao, giá trị gia tăng còn thấp, vẫn tồn tại việc DN cơ khí lo việc làm và nuôi sống công nhân, còn tích luỹ cho DN chưa được bao nhiêu.

Hiện nay đã có rất nhiều hiệp hội, liên minh công nghiệp cơ khí được thành lập như : Máy nông nghiệp và thực phẩm, máy và thiết bị công nghiệp, máy điện – điện tử và năng lượng, thiết bị y tế và dược phẩm, máy móc, thiết bị dệt may, da giày, nhựa, các công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, bao gồm đào tạo, tư vấn, kỹ thuật, gia công, chế tạo, bảo trì, đo lường, kiểm định…
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự
Nhưng đây chỉ là các chính sách, phương án tiếp cận và thúc đẩy từ bên ngoài. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cẩn cải tổ lại doanh nghiệp, định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh phù hợp.
Doanh nghiệp sản xuất phụ trợ đa phần chưa kiểm soát được tốt mảng sản xuất của mình. Do quản lý chưa được hợp lý dẫn tới phát sinh lãng phí lớn. Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để có thể khắc phục được vấn đề này, doanh nghiệp nên tìm hiểu các phương pháp cải tiến sản xuất như: 5S, Learn,… ngoài ra cũng nên bổ sung các phương pháp quản trị doanh nghiệp. Để thuận lợi doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, phần mềm sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo thời gian thực, theo nhiều tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau. Phần mềm sẽ giúp hoạch định kế hoạch phù hợp và quản trị hiệu quả. Đây là xu thế tất yếu là sự kết hợp giữa công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Tuy đầu tư ban đầu có thể lớn nhưng hiệu quả thu được sẽ là rất lớn, tạo điều kiện và tiền đề phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: giải pháp erp