Đối với kinh tế Việt Nam thì ngành công nghiệp phụ trợ là một nhân tố quan trọng, đóng góp vai trò to lớn tới sự phát triển của nền kinh tế. Đây vừa là cơ hội và thách thức cho các DN phụ trợ. Theo đánh giá của nhiều đơn vị nước ngoài đã thực hiện thì ngành phụ trợ Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Nhiều tập đoàn nước ngoài đã lập công ty sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam, điều đó thể hiện việc cắt giảm chi phí và rủi ro. Đây là động lực tương đối tốt để các doanh nghiệp Việt gia tăng sản xuất.

Tổng quan ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam:

Ngành công nghệ phụ trợ Việt Nam hiện nay có thể mạnh ở các ngành như: may mặc, giày dép, lắp ráp oto, xe máy,… hạn chế, lớn nhất của ngành là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chính, đây là yếu điểm dẫn tới sự thụ động trong sản xuất, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
>>> Xem thêm: phần mềm erp

Thực tế khảo sát cho thấy tỉ lệ cung cấp vật liệu hỗ trợ tại Việt Nam rất thấp. điều này đã làm giảm sự tăng trưởng và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do điều kiện xuất phát ban đầu của doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là rất lớn từ: vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, …. Theo nghiên cứu và thống kê gần đây đã chỉ ra, số lượng doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, nguyên liệu đến từ Nhật Bản chiếm số lượng lớn nhất kế tới là Hàn Quốc, Đài Loan và cuối cùng là các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

Ngay cả các doanh nghiệp nội địa thì đã có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, điều này dẫn tới sự không đồng đều, cạnh tranh kém giữa các doanh nghiệp. Tương quan hiện nay số lượng các doanh nghiệp Nhà nước nhiều gấp 3 lần các doanh nghiệp tư nhân hiện có.

Ngành công nghiệp phụ trợ chế tạo cơ khí
Chế tạo cơ khí trong nước hiện nay đa số là công nghệ cũ, lỗi thời, đơn giản, đã tụt hậu khá nhiều so với các doanh nghiệp trong khu vực. Do quá trình sản xuất đã nhiều năm, công nghệ cũ nên độ chính xác của máy móc cũng đã kém, bảo trì lớn, tự động hóa chậm, điều này làm cho doanh nghiệp phụ trợ chế tạo cơ khí kém phát triển.
>>> Tìm hiểm thêm: Kế toán trong erp

Công nghiệp phụ trợ xe hơi
Ngành phụ trợ oto là một trong ít ngành có được nhiều chính sách ưu tiên nhưng tới nay tỉ lệ nội địa hóa của ngành oto vẫn là thấp. Nguyên nhân do hạn chế về công nghệ và vốn của các doanh nghiệp trong ngành.

Ngành công nghiệp phụ trợ xe máy

Ngành phụ trợ cho xe máy là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển, hiện nay Việt Nam là quốc gia có số lượng sử dụng xe máy cao, chiếm gần 90% phương tiện di chuyển. Ngành cũng có sự chuyển biến rõ nét nhất. trước đây từ nhập khẩu 100% xe hoàn thiện từ nước khác, tới nay tỷ lệ nội địa hóa của xe máy đã tới gần 70%. Nhược điểm lớn nhất của ngành phụ trợ là giá thành vẫn còn cao và chất lượng sản phẩm chưa ổn định
>>> Đọc thêm về: phần mềm quản trị nhân sự

Và để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một quá trình lâu dài cần phải chú trọng vào 4 nhân tố quan trọng bao gồm nhân sự, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.