Vai trò của bộ phận giám sát, quản lý và bảo đảm chất lượng trong Sản xuất
Trong doanh nghhhiệp sản xuất thì bộ phận giám sát và quản lý chất lượng có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng quy định, sản phẩm cuối cùng đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng của khách hàng. Tùy vào quy trình sản xuất nên bộ phận này có quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các khâu khác nhau, theo các tiêu chuẩn và phương pháp khác nhau.
Dựa theo các phương pháp sản xuất, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn khác nhau thì quy trình giảm sát cũng khác nhau, ví dụ như tiêu chuẩn ISO 9001 thì cần kiểm soát các quy trình như sau:
• Nguyên liệu thô từ khâu thu mua
• Các thành phần nguyên vật liệu mua từ bên thứ ba
• Thiết kế và sử dụng thủ tục kiểm tra
• Tuân thủ quy trình sản xuất
• Phản hồi với các lỗi sai phạm
Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn khác nhau, như tiêu chuẩn ISO 9001 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp du lớn tới nhỏ. Nhờ các tiêu chuẩn này sản phẩm sẽ đảm bảo chất lượng lâu dài, các lỗi vàvi phạm tiêu chuẩn đều được loại trừ từ sớm, giảm thiểu lãng phí từ sản phẩm hỏng, lỗi.
>>> Xem thêm: phần mềm erp

Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và sản xuất tinh gọn
Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất hiện nay có nhiều công cụ sản xuất tinh gọn hỗ trợ. Nhờ các công cụ sản xuất tinh gọn (LEAN) sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí phát sinh. Một số công cụ LEAN phổ biến như sau:
• TPM hoàn thành điều này thông qua các chương trình bảo trì toàn diện và đào tạo điều hành.
• Kaizen giúp loại bỏ các vấn đề tại nguồn của họ bằng cách trao quyền cho người lao động để tìm và giải quyết các vấn đề trên cơ sở hàng ngày.
• 5S giúp tổ chức và chuẩn hóa nơi làm việc. Cải thiện quy trình và loại bỏ các lỗi.
Mặc dụ các doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ khác nhau để hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong sản xuất nhưng tóm gọn lại, DN cần có công cụ và các công cụ sẽ giúp quy trình, thủ tục đơn giản hóa và số lượng các lỗi phát sinh sẽ giảm xuống.
>>> Đọc thêm: giải pháp erp


Cách thực hiện kiểm soát chất lượng trong sản xuất
Đối với một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, thì DN cần có cách tiếp chận kiểm soát chất lượng chi tiết, bài bản. Ví dụ như sau:
• Theo các sản phẩm khác nhau thì có các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp.
• Tìm hiểu và áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng phù hợp
• Xác định số lượng sản phẩm / lô hàng sẽ được kiểm tra
• Xây dựng đội ngũ nhân viên kiểm soát và có đào tạo bài bản
• Xây dựng các hệ thống cảnh báo, báo cáo các sự cố, vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra lỗi hỏng trong sản xuất.
>>> Tìm hiểu thêm về: giải pháp quản lý doanh nghiệp

Bước tiếp theo, DN cần xây dựng những quy định, quy trình xử lý lỗi phát sinh:
• Xử lý hàng lỗi hỏng ra sao?
• Giải quyết các vấn đề tiềm tàng có thể gây ra lỗi như thế nào?
• Giải quyết sự ngừng trệ trong sản xuất khi phát sinh sự cố
• Cải tiến và xử lý các phiên bản phát triển sản phẩm ra sao?
DN có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của lỗi chất lượng, kịp thời thực hiện thay đổi cần thiết và đảm bảo sản phẩm không bị lỗi.