Lãng phí trong doanh nghiệp được hiểu đơn giản là các hoạt động không mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Giảm thiểu lãng phí và chi phí là những vấn đề rất quen thuộc với các nhà quản lý, điều này luôn luôn quan trọng trong mọi thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Nhưng đôi khi cũng rất khó để nhận biết các lãng phí này để tiết giảm chúng. Sau đây là những lãng phí hay gặp tại các doanh nghiệp.

1. Sản xuất dư thừa gây lãng phí (Over production)
Đối với các doanh nghiệp thì việ sản xuất dư từ 5-7% so với số lượng đơn hàng để dự phòng các trường hợp đặc biệt.
Con số trên thường được xem là chỉ số an toàn trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu biết cách khống chế hiệu quả, thì đây là một con số không hề nhỏ cho doanh nghiệp.

Số lượng sản xuất dư thừa trên là con số an toàn nhưng nếu không có cách xử lý và tính toán phù hợp thì số lượng sản phẩm dư thừa này sẽ ảnh hưởng lớn tới cho doanh nghiệp. Ngpài chi phi sản xuất còn có nhiều chi phí phát sinh như: kho bãi, hàng tồn kho, đọng vốn,…

>>> Xem thêm: phần mềm quản lý sản xuất

2. Tồn kho dự trữ gây lãng phí (Inventory Waste)

Doanh nghiệp thường dự trữ thành phầm, bán thành phẩm, nguyên liệu,... tại kho, trên dây chuyền, trong xưởng,… Việc dự trữ này không đem tới giá trị cho doanh nghiệp mà còn gây phát sinh nhiều chi phí như: lưu kho, chiếm dụng mặt bằng kho bãi, thêm chi phí quản lý,… chưa kể các phát sinh khác như chất lượng giảm xuống theo thời gian,...
Điều này cần giải quyêt được thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một phần lớn chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh cho chính mình.

3. Lãng phí vận chuyển (Conveyone Waste)

Do việc bố trí xưởng sản xuất không hợp lý và khoa học, điều này thường hay thấy trong sản xuất, sản phẩm phải đi qua nhiều công đoạn, nhiều khâu,.. các khâu này lại không gần nhau. Việc này dẫn tới sự lãng phí trong sản xuất. Để loại bỏ lãng phí này, doanh nghiệp cần thiết kế lại bị trí dây chuyền, tối ưu quá trình sản xuất.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự


4. Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect Waste)

Đối với loại lãng phí này thì không thể giải quyết triệt để được, doanh nghiệp chỉ có thể tìm nguyên nhân và loại dần khuyết tật.

5. Lãng phí quá trình (Processing Waste)

Quá trình làm việc không thuận tiện, hợp lý sẽ hạn chết năng lực sản xuất của nhân viên, điều này có thể dân tới những sự cố phát sinh không đáng có.

6. Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time)

Thời gian chết giữa các công đoạn, … là lãng phí thường hay gặp về thời gian. Doanh nghiệp cần xem xét và loại bỏ lãng phí này để tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển.

7. Lãng phí nguồn nhân lực

Theo báo cáo khảo sát gần nhất thì hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang lãng phí nguồn nhân lực. Lãng phí ấy diễn ra mọi lúc, mọi nơi do nhiều nguyên nhân.

>>> Tìm hiểu thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Nếu nhà quản lý thấu hiểu sự lãng phí và thái độ đúng mực thì việc loại bỏ những lãng phí không quá phức tạp và tốn nhiều công sức. Nhưng trên thực tế thì việc này tương đối khó, đây không chỉ là một con người có thể làm được, cần được sự đồng thuận trong nội bộ, ban lãnh đạo, quản lý và chính tới những người lao động cũng phải có nhận thức và thực hiện,