Một trong những phương pháp quản trị sản xuất hiện đại được nhiều người quan tâm là sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing), lợi ích lớn nhất cảu phương pháp này là giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, gia tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách tinh gọn hóa sản xuất. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất nào cũng có thể áp dụng được phương pháp sản xuất tinh gọn, nhưng hiện nay đã có gần 40% doanh nghiệp ở Mỹ triển khai Lean, vậy lợi ích của Lean thật sự là gì, có những rủi ro gì khi triển khai Lean?

Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn) là gì?

Learn manufacturing được nhắc tới lần đầu trong năm 1990, nó được sử dụng để chỉ những hệ thống sản xuất tinh gọn, cải tiến các quy trình sản xuất, kinh doanh. Cấp độ khác nhau là: sản xuất tinh giản, doanh nghiệp tinh gọn, tư duy tinh gọn.

Mục đích chính của Lean là nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị, cắt giảm lãng phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm về: phần mềm erp
Mục tiêu của Lean Manufacturing

Mục tiêu lớn nhát của Lean Manufacturing lớn nhất mang tới cho Doanh nghiệp:
- Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, chu kỳ sản xuất được cải thiện tối đa
- Giảm thời gian chờ giữa các công đoạn
- Cải thiện cách bố trí nhà máy, luồng vận chuyển nguyên vật liệu
- Giảm nguồn lực cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Nâng cao quan hệ với nhà cung cấp, chất lượng nguyên vật liệu được nâng cao
Kết quả hầu hết các các doanh nghiệp đạt được là giảm giá thành sản xuất. Ngoài ra giảm khấu hao máy móc, sử dụng nguồn lao động hợp lý và hiệu quả hơn. Mức phế phẩm sẽ giảm xuống.
Lợi ích của Lean Manufacturing

Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Giảm thiểu phế phẩm, lãng phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu vào. Tăng năng suất của lao động do giảm thời gian di chuyển nguyên vật liệu và nhân sự, quy trình được tối ưu, vị trí bố trí máy móc hợp lý hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: phần mềm quản lý sản xuất
Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ (cycle time)
Các quá trình tạo ra giá tri được hợp lý hóa, giảm thiểu các lãng phí, điều này giúp giảm thời giản chuẩn bị cho quá trình sản xuất một sản phẩm, giảm thời giản đổi bài, đổi máy khi sản xuất các sản phẩm khác nhau.
Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình
Do quá trình sản xuất được tối ưu nên lượng tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm được giảm xuống.
Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt
Các nguồn lực đầu vào được giảm thiểu áp lực, trước áp lực yêu cầu của thị trường, khách hàng. Doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất tốt sẽ đảm bảo tốt về chất lượng sản phẩm, khả năng đúng hạn giao hàng cho đối tác.
Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.
Kết quả việc ứng dụng Lean trong DN là gì?
Qua một thời gian ứng dụng Lean được đưa vào áp dụng thì có được những con số được ITG thông kê như sau:
 Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%;
 Phế phẩm có thể giảm đến 90%
 Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày.
 Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần.