Đối với doanh nghiệp sản xuất thì số lượng nhân viên từ vài trăm người tới hàng nghìn là điều bình thường, để việc sản xuất cồng kềnh trở nên hiệu quả và trơn tru thì cần có những người quản lý sản xuất phù hợp. Những người quản lý sản xuất là người giúp việc sản xuất tốt hơn, đạt được những mục tiêu lớn của doanh nghiệp.

Việc quản lý sản xuất là công việc hàng ngày là quản lý, sắp xếp, bố trí nhân công, máy móc phù hợp theo kế hoạch sản xuất nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý doanh nghiệp
Hiện nay trong doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả như sau:
• Tổ chức chuyền sản xuất: phù hợp với các sản xuất theo luồn liên tục, liên tục, điều kiện cần thiết là việc sản xuất này có tính tuần tự và liên kết chặt chẽ với nhau về thời gian sản xuất. Mỗi một nơi làm việc sẽ đảm nhiệm chuyên trách một bước trong công việc nhất định. Điều này đòi hỏi cần có kiến thức về máy móc thiết bị, bố trí máy móc nhân công một cách hợp lý.

• Tổ chức sản xuất theo nhóm: phương pháp này không có thiết kế quy trình công nghệ, việc bố trí máy móc, thiết bi cá biệt. Các chi tiết của sản phẩm trong cùng một nhóm được gia công trong một lần điều chỉnh máy
• Tổ chức sản xuất theo phương pháp đơn chiếc: việc sản xuất sẽ theo đơn vị là sản phẩm riêng biệt, việc sản xuất này không yêu cầu lên kế hoạch, quy trình sản xuất chi tiết.
>>> Tìm hiểu thêm: giải pháp erp

Để sản xuất trở lên hiệu quả thì người quản lý sản xuất phải tham gia vào quá trình tiền sản xuất là lên kế hoạch, thiết kế sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào cho dây chuyền. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì việc sản xuất sẽ bao gồm các công đoạn đơn giản nhưng với doanh nghiệp có qui mô lớn hơn thì việc này rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Trong dây chuyền sản xuất thì người quản lý sản xuất là người tiếp cận nhiều công nhân nhất, họ sẽ có trách nhiệm truyền đạt kế hoạch sản xuất, giám sát chất lượng sản phẩm. Sau đây là những yêu cầu cơ bản trong quản lý sản xuất.
• Thu thập dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, đánh giá về các nguồn lực phụ vụ sản xuất
• Lên kế hoạch ngân sách, thời gian sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu
• Tuyển dụng, đào tạo các nhân viên của nhà máy nhằm đảm bảo năng suất, giám sát an toàn trong sản xuất.
• Cải tiến, đề xuất các phương pháp sản xuất phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp
• Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu từ phòng ban khác

Đối với mỗi nhà máy với quy mô khác nhau thì bộ phận giám sát sản xuất có thể có từ một người tới một bộ phận riêng biệt đảm trách nhiệm vụ này. Đây là bộ phận chịu áp lực khá lớn, vừa tiếp nhận kế hoạch từ ban lãnh đạo, vừa điều phối tới các nhân viên trong doanh nghiệp.
Qua đây, chúng ta đã có hiểu biết cơ bản về quản lý sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp sản xuất. Đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nên tìm hiểu và áp dụng những phần mềm quản lý sản xuất để giám sát, lên kế hoạch và bố trí sản xuất hiệu quả.