Để tham quan "sống lưng khủng long", có hai tuyến đường mòn đi xuống, và cả hai đều rất nhỏ, nằm chênh vênh ven sườn núi cao, một bên là vực thẳm. Tuy nhiên, những tay lái "lụa" có thể dùng xe máy đi xuống tận điểm gần cuối mạch núi này.

Sau nhiều giờ, Phùng Thị Thanh Huyền (sinh viên khoa báo chí ĐH Văn Hóa) cùng nhóm bạn người Hà Nội mới vượt được đèo cùng cung đường dài hơn 100km từ TP. Sơn La mới đến được nơi đây.

"Cảnh vật, con người và được bước trên những con đường ngoằn ngoèo nơi đây là những trải nghiệm đầy thú vị. Điều đặc biệt hơn cả là sương và mây giăng lớp lớp khiến cho không gian, thiên nhiên ở đây trở nên đầy huyền ảo, rất đặc biệt!", Thanh Huyền nhận xét.

Phần lớn du khách chọn tản bộ, leo dốc trên các con đường mòn hoặc dừng lại ngắm cảnh, chụp hình trên những điểm cao. Một số nhóm bạn trẻ chọn cách cắm trại, nhóm củi sưởi ấm trên đỉnh núi để được tận hưởng quang cảnh nơi đây rõ hơn.

Không chỉ có cảnh vật non núi và sương mây, dưới mạch núi này, những đám ruộng bậc thang với kĩ thuật và phương thức trồng trọt đặc trưng của người Mông cũng là nơi được nhiều bạn trẻ chọn để khám phá, trải nghiệm.

=> Xem thêm: Tour xe jeep đi Bàu Trắng

Theo anh Mùa Nhè Di, "sống lưng khủng long" bắt đầu thu hút các bạn trẻ từ khoảng 10 năm trước. Khách ngày càng đông dần, những người Mông trong bản Chống Tra của xã Háng Đồng đã dựng những căn lều tạm bợ làm quán xá cạnh tuyến đường tỉnh 112, ngay lối vào sống lưng.

Anh Di nói: "Đến đông hoặc vào vụ mưa, đỉnh "sống lưng" sẽ dần khuất trong biển mây, với những làn mây dày vắt ngang qua đỉnh núi vào mỗi sớm. Thường vào những ngày cuối tuần, đây trở thành địa điểm lý tưởng để nhiều dân phượt và nhiều bạn trẻ các nơi cắm trại, hội họp và giao lưu".

Nguồn: Sưu Tầm