học bằng lái xe ô tô b1 Bằng lái xe ô tô không phải đơn thuần chủ là một loại giấy tờ pháp lý giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến vi phạm giao thông mà nó còn như giấy phép an toàn cho chính mạng sống của bạn cũng như những người xung quanh. Một khi đã tậu được cho mình một chiếc xe số sàn đời mới thì chắc chắn sẽ chẳng có gì có thể cản trở được bạn khi đăng ký học lái xe ô tô b1 nữa. Và nếu bạn muốn biết về thời gian học bằng lái xe b1 để có sự sắp xếp thuận tiện cho chính mình, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Không có quá nhiều điểm khác biệt so với học lái xe b2, việc học lái xe ô tô b1 thường diễn ra trọn vẹn trong vòng 3 tháng, tính từ thời gian làm hồ sơ đăng ký, học lý thuyết, thực hành cho đến lúc thi sát hạch lái xe ô tô b2. Thời gian học là linh hoạt vào tất cả các ngày trong tuần theo sự sắp xếp của học viên để phù hợp với công việc riêng của mình.

Chương trình học bằng lái xe b1
Với thời gian học 3 tháng trên, để đảm bảo tốt nhất cho học viên, mỗi trung tâm dạy lái xe ô tô thường có chương trình học riêng cho chất lượng tốt nhất, theo đó chia thành 3 giai đoạn chính đó là học lý thuyết, học thực hành và cuối cùng là tham gia thi sát hạch được tổ chức bởi bộ GTVT.


Bằng lái xe hạng B1:
Theo quy định cũ ( trước 01.01.2016) được điều khiển xe chở người dưới 09 chỗ, xe tải dưới 3,5T - không được tham gia vận tải kinh doanh - hiểu đơn giản là chỉ được chạy xe nhà, không được đi chở thuê kiếm tiền.
su-khac-nhau-giua-bang-b1-va-b2
Theo quy định mới ( sau 01.01.2016 – thông tư 46 sửa đổi về việc Đào tạo và SHLX) thì bằng lái hạng B1 chỉ được điều khiển phương tiện giao thông có cơ cấu lái là số tự động (AT) chở người dưới 09 chỗ. Từ đó mặc nhiên với bằng lái hạng B1 mới không được điều khiển xe tải vì… không có xe tải nào sử dụng số tự động hết.
Thời hạn của GPLX B1 được tính tới tuổi nghỉ hưu – 55 tuổi đối với nam và 50 đối với nữ, sau khi qua tuổi trên được cấp đổi 10 năm 1 lần.
Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên một năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.
Cũng theo Điều 13 về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C của thông tư này quy định thời gian đào tạo:
Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340).
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420).
Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420).
Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
http://daotaolaixeso3.edu.vn/hoc-lai-xe-bang-c/