Tổng hợp các phương pháp chống thấm hồ cá hiệu quả – an toàn

Để đảm bảo cho việc chống thấm hồ cá cảnh được triệt để nhất, thì việc cân nhắc giữa những phương pháp, vật liệu,.. là điều không thể bỏ qua, chính là vì có khá nhiều cách chống thấm nên chúng tôi sẽ giúp bạn đánh giá một vài “biện pháp” phổ biến nhé.



Vì sao việc chống thấm hồ cá cảnh lại cần thiết ?

VÌ SAO CẦN QUAN TÂM ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG THẤM HỒ CÁ CẢNH?
Vì đây là một công trình chứa nước 24/24, để chăm sóc và nuôi dưỡng những chú cá cảnh xinh xắn.

Chắc cũng không khó hiểu lắm, khi nói bể luôn bị chịu tác động của nước, chưa nói đến những yếu tố ngoại cảnh, chính vì thế công tác chống thấm cho hồ cá là điều hết sức cần thiết.



Chống thấm hồ cá là việc làm rất cần thiết

Chống thấm hồ cá mang đến những lợi ích dưới đây:

Giúp công trình hồ luôn được đẹp, chắc chắn, thẩm mỹ cao trong một thời gian dài.
Ngăn chặn nước “lạc trôi” ra ngoài, gây ẩm ướt, bẩn thỉu khu vực quanh hồ.
Đảm bảo sự an toàn cho cá cảnh, tránh bị bệnh khi hồ cá bị rêu mốc.
CÁC KỸ THUẬT CHỐNG THẤM HỒ CÁ CẢNH HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY.
Dưới đây là các kỹ thuật thường được dùng phổ biến trong chống thấm hồ cá, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dựa vào đó chúng ta có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho hồ cá gia đình mình.

MÀNG NHŨ TƯƠNG CHỐNG THẤM ĐÀN HỒI POLYCOAT
Chống thấm bằng màng nhũ tương Polycoat là một trong những vật liệu thi công được đánh giá khá cao. Ngoài khả năng ngăn nước, thì Polycoat còn làm tốt trong việc cách nhiệt, cách nhiệt tốt.



Chưa hết đâu nhé, lớp màng Polycoat này còn có khả năng co giãn cao, và thích hợp với nền khí hậu như ở Việt Nam mà thi công chống thấm cũng không quá phức tạp, vậy nên hãy ngó qua một chút về kỹ thuật này nhé.

QUY TRÌNH CHỐNG THẤM HỒ CÁ BẰNG POLYCOAT
Dù là hồ cá cảnh, hay trần nhà, hay sân thượng,.. Thì việc đầu tiên cần làm sạch khu vực cần chống thấm loại bỏ hết những vụn, vữa, bê tông thừa trong lúc xây dựng, rác thải, bụi bẩn, cặn lắng,.. (nếu có)


Sau khi đã làm sạch, thì cần trát một lớp vữa xi măng, độ cao lý tưởng khoảng 1-2cm, để làm bề mặt cho hồ cá. Đây chính là lớp tiếp nhận màng chống thấm sau này.
Đợi cho vữa xi măng khô, trộn Polycoat nguyên chất với 20% nước để pha loãng, phun đều lên bề mặt đáy và thành bể cá, đây chính là lớp lót chống thấm.
Tiếp tục đợi cho lớp lót khô. Quét 2-3 lớp Polycoat nguyên chất lên trên, nhưng lưu ý là bạn cần đợi các lớp khô, rồi mới quét lớp tiếp theo nhé.
Đợi khô là bạn có thể bơm nước vào hồ để kiểm tra hiệu quả chống thấm rồi đó.
CHỐNG THẤM HỒ CÁ BẰNG MÀNG TỰ DÍNH:


Bên cạnh việc sử dụng Polycoat, thì sự tiện lợi, dễ dàng trong thi công cũng khiến việc sử dụng kỹ thuật màng tự dính được sử dụng phổ biến. Phương pháp này cũng đem đến một vài đặc điểm nổi bật:

Lớp màng tự dính có thể thi công trực tiếp, không tốn công đoạn khò nóng.
Hiệu quả chống thấm cao
Độ bám dính tốt, không kén vật liệu thi công.
Tiết kiệm được chi phí, thời gian thi công nhanh.
Bên cạnh đó phương pháp này cũng có nhược điểm là tại các vị trí chồng mép, khu vực thi công không bằng phẳng cần kỹ thuật xử lý chuyên nghiệp

MÀNG KHÒ CHỐNG THẤM HỒ CÁ CẢNH


Ngoài 2 biện pháp kể trên thì việc sử dụng màng khò chống thấm hồ cá cảnh cũng mang lại hiệu quả cao. Mặc dù sẽ mất thời gian trong công đoạn gia nhiệt, song tính chống thấm được đảm bảo khiến vật liệu này cũng là một trong những gợi ý hoàn hảo cho thi công chống thấm bể cá cảnh ngoài trời.

SỬ DỤNG HÓA CHẤT DẠNG LỎNG ĐỂ CHỐNG THẤM
Với việc tồn tại ở dạng lỏng, giúp thẩm thấu đồng đều vào bên trong bê tông tạo phản ứng Silic xây dựng mạng tinh thể vững chắc. Với những ưu điểm nổi trội:

Tồn tại với khoảng thời gian dài.
Hiệu quả chống thấm tối ưu, triệt để.
Thi công nhanh chóng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao và phức tạp.
Dễ dàng bao phủ hết các vị trí lồi lõm, không bằng phẳng.


Nhưng bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng có 1 vài nhược điểm:

Thời gian thi công kéo dài so với các phương pháp kia.
Tốn kém hơn về chi phí.
Chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết ngoài trời.
PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM HỒ NUÔI CÁ CẢNH BẰNG MARISEAL 300:
Là vật liệu tồn tại ở dạng lỏng, không có dung môi, nhựa cứng. Sản phẩm thuộc dòng vật liệu gốc Polyurethane 2 thành phần được đánh giá cao. Có những ưu điểm như:



An toàn với nguồn nước sinh hoạt.
Không có thành phần độc hại với con người hay môi trường.
Độ kết dính cao, liền mạch, không rò rỉ.
Chống nước tốt, đàn hồi cao và bám dính tốt trên bề mặt thi công.
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM HỒ CÁ BẰNG MARISEAL 300.
Làm sạch hồ nuôi cá cảnh, thu dọn hết tất cả những chướng ngại vật, làm khô ráo hoàn toàn trước khi chống thấm (độ ẩm không vượt quá 5%)
Sơn phủ 1 lớp lót lên bề mặt bê tông, rồi đợi khô hoàn toàn (khoảng 6- 12 tiếng)
Trộn Marseal 300 thành phần A với thành phần B theo tỷ lệ chuẩn đã ghi trên bao bì, khuấy đều với tốc độ thấp trong khoảng 5’.
Phủ hỗn hợp lên lớp lót đã khô (sử dụng chổi quét hoặc cọ lăn).
Đợi lớp phủ đầu tiên khô, có thể sơn phủ thêm 1-2 lớp nữa để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Nên phủ đều hỗn hợp trong thời gian tối đa 30 phút bởi lúc này là thời điểm vật liệu ở trạng thái tốt nhất (quá thời gian này, sẽ có các dấu hiệu đông, vón cục,.. không thể thi công)