Đầu tư vào bất động sản có thể đem đến cho bạn những khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng đồng thời chúng cũng tồn tại những rủi ro có thể khiến bạn mất tất cả. Cùng Địa Ốc Long Phát tìm hiểu 11 rủi ro điển hình đã được khảo sát, đánh giá từ những va chạm trong thực tế khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn để rút ra kinh nghiệm cần thiết cho mình.

Rủi ro thứ nhất: Vướng quy hoạch

Đây là rủi ro khá thường xảy ra mà nguyên nhân có thể do người mua không chịu kiểm tra, tìm hiểu thông tin hoặc do người bán không cung cấp, cung cấp thông tin sai lệch (có thể do vô ý hoặc cố ý). Khi nhà đất bạn dự định mua thuộc diện quy hoạch, có quyết định thu hồi đất có thể khiến bạn thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng.

Bạn có thể hoàn toàn tránh được rủi ro này bằng cách chủ động kiểm tra thông tin về nhà đất trước khi tiến hành giao dịch.


Rủi ro thứ hai: Vướng phải dự án thế chấp

Nếu mua phải nhà, đất, nhất là với các dự án đang bị thế chấp ngân hàng mà chưa tiến hành giải chấp tại thời điểm bán có thể khiến bạn trắng tay.

Cách đề phòng tốt nhất là yêu cầu người bán, chủ đầu tư xuất trình các giấy tờ chứng minh dự án chưa từng thế chấp ngân hàng hoặc nếu đã thế chấp thì phải được giải chấp trước khi tiến hành việc mua bán.

Rủi ro thứ ba: Mua phải tài sản đang bị chiếm dụng

Với trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở người mua khi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin, mua phải nhà đất thuộc diện đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn giao dịch. Có bên thứ ba đang chiếm dụng để khai thác, sử dụng. Ví dụ: thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung...

Rủi ro thứ tư: Rủi ro vì mua phải nhà đất chưa đủ điều kiện bán

Đây là trường hợp khá thường gặp đối với các dự án nhà, đất. Người đầu tư mua phải các dự án chưa được hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện bán. Rơi vào các trường hợp này đa phần sẽ khiến người đầu tư gặp rủi ro rất lớn do nguy cơ dự án bị treo, bị đình chỉ là rất cao. Thêm nữa, khi chủ đầu tư bán cho bạn các sản phẩm chưa đủ cơ sở pháp lý cũng nói lên mức độ uy tín của chủ đầu tư này. Khả năng bạn bị chủ đầu tư lừa, ôm tiền bỏ trốn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng mua bán nhà đất, hãy yêu cầu chủ đầu tư trình bày đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định pháp luật.


Rủi ro thứ năm: Hợp đồng mua bán sai chuẩn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay phải được lập thành văn bản, ký kết và công chứng. Nhưng thực tế, vẫn còn khá nhiều trường hợp các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng giấy tay, không qua công chứng hay thậm chí là bằng cam kết "miệng" khiến người mua rất dễ gặp phải rủi ro bị lừa đảo.

Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng bạn cũng cần phải chú ý.

Rủi ro thứ sáu: Giao dịch "đúng thời điểm, nhưng không đúng người"

Trường hợp này có thể xảy ra khi bất động sản tiến hành giao dịch thuộc sở hữu của một người lại được người khác đứng ra giao dịch thay nhưng không có giấy tờ ủy quyền. Hoặc tài sản do nhiều người đứng tên đồng sở hữu nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch.

Ví dụ: Tài sản của vợ, chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra giao dịch mà chưa có sự chấp thuận của người còn lại hoặc tài sản nhà đất của ông bà, bố mẹ nhưng con cháu lại đứng ra tiến hành giao dịch

Rủi ro thứ bảy: Không chú ý kỹ khi tiến hành đặt cọc

Mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi trong quá trình giao dịch, một bên yêu cầu hủy cọc, ngừng giao dịch hoặc tiếp tục nhưng bên còn lại không đồng ý và muốn giải quyết theo các điều khoản thỏa thuận. Nhưng vấn đề ở đây là các điều khoản, thỏa thuận về tiền cọc, đền bù cọc lại khá mập mờ, không rõ ràng khiến cho rủi ro bị nghiêng về một bên. Trường hợp tệ nhất là một bên phải bị mất cọc hoặc đền bù tiền cọc vô lý chỉ vì các điều khoản không rõ ràng này.


Rủi ro thứ tám: Rủi ro khi "né thuế"

Có khá nhiều trường hợp vì muốn giảm số tiền thuế phải đóng khi phát sinh giao dịch mua bán nhà đất mà bên bán tiến hành kê khai giá trị trên hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế ghi trên hợp đồng đặt cọc trước đó. Và tất nhiên, nếu sau khi ký kết hợp đồng, công chứng một bên thay đổi quyết định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng, ví dụ như bên mua chỉ muốn trả đúng số tiền trên hợp đồng mua bán đã công chứng thì rất dễ phát sinh xung đột.

Rủi ro thứ chín: Chất lượng bất động sản không đảm bảo

Đối với các dự án nhất là các dự án hình thành trong tương lai thì rủi ro người mua nhận được sản phẩm không đúng với kỳ vọng, sai thiết kế là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi người mua kiểm tra chất lượng nhà đất hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống. Theo Dia Oc Long Phat cho biết, điều này khiến cho giá trị bất động sản sẽ giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho người đầu tư.

Rủi ro thứ mười: Rủi ro mất trắng vì bị lừa đảo

Đây là trường hợp dễ khiến bạn bị trắng tay nhất khi người bán hoặc người mua cố tình thực hiện hành vi lừa đảo mua bán nhà đất.

Đó có thể là việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Hoặc trường hợp người đầu tư bị lừa đảo bởi các giấy tờ nhà đất giả...

Chuyên gia BĐS Long Phát nhấn mạnh, bất động sản là tài sản có giá trị lớn, thậm chí là gia sản cả đời người. Vì vậy, người mua cần được tư vấn, tham khảo và khuyến nghị đa chiều, sát với thực tiễn để có thêm chỉ dẫn tránh những rủi ro tiền tỷ đáng tiếc.

Rủi ro thứ mười một: Xung đột về giá, phí, phương thức thanh toán

Nếu người mua bất động sản không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và các chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc), điều này sẽ dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. Khi giao dịch bất động sản có giá trị cao, nếu ngay từ đầu các bên không thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán qua tài khoản phong tỏa (escrow account) mở tại ngân hàng thì có thể vướng thêm xung đột khi thực hiện.