“Có cảm giác cứ mỗi ngày lại có một biệt thự bị phá”, PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, nói trong tọa đàm về lang sen viet nam Di sản phương Tây tại Đông Nam Á vừa diễn ra tại Hà Nội.
'Tắc' chính sách bảo tồn biệt thự xưa
Biệt thự Pháp xưa ở Hà Nội là những di sản kiến trúc đô thị - Ảnh: Ngọc Thắng

PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa bắt đầu câu chuyện về các di sản phương Tây bằng lời giới thiệu: “Tôi cũng là người sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội”. Ông Hòa, vì thế, tự thấy mình rất gần gũi với các di sản kiến trúc phương Tây đã để lại, cả ở Hà Nội và TP.HCM.

Ông cũng từng là nhà nghiên cứu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, nên tình cảm yêu mến còn được đặt bên cạnh kiến thức về kiến trúc và bảo tồn.

“Ở TP.HCM, việc phát triển mạnh đến nỗi có cảm giác cứ mỗi ngày lại có một biệt thự bị phá”, ông Hòa nói.

Đừng chờ biệt thự thành di tích mới bảo tồn

Ở Hà Nội, việc giữ gìn các ngôi nhà biệt thự từ thời Pháp cũng không dễ dàng hơn. Thậm chí, du an lang sen viet nam theo một nhà nghiên cứu, có những nhà biệt thự giờ chưa bị phá là bởi có quá nhiều người cùng ở trong ngôi nhà đó. Nếu giải quyết được vấn đề sở hữu thu về một mối thì chắc chắn nó bị phá. Bởi, nếu được nâng tầng vọt lên chắc chắn giá trị sử dụng, giá trị kinh tế của các biệt thự này sẽ nâng lên hơn nhiều.

Nhưng trên nền phát triển và giá trị như vậy các nhà khoa học vẫn đặt vấn đề phải giữ quỹ di sản này. “Đấy chính là di sản kiến trúc đô thị. Nó không chỉ cho thấy diện mạo của lịch sử, mà tự thân nó cũng mang giá trị kiến trúc, đô thị, lịch sử”, GS-KTS Hoàng Đạo Kính cho biết.

GS Kính cho rằng, điều chúng ta phải đối mặt bây giờ chính là tính khả thi của việc du an lang sen gìn giữ các di sản kiến trúc đô thị này. “Hiện việc bảo tồn còn khó vì chúng ta chưa nắm rõ hai khái niệm bảo tồn di tích với bảo tồn di sản kiến trúc. Điều đó dẫn đến việc với một ngôi biệt thự, chúng ta cứ chờ Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích”, ông nói.