Dẫn chứng những điều trên, John McGrath cho biết năm 2010, chính phủ Úc đã nhận thấy sự nghiêm trọng của việc "mở" quá tay cho người nước ngoài sở hữu bất động sản dẫn đến giá nhà nội địa lang sen viet nam vượt quá thu nhập của người dân. Do vậy, chính phủ đã thi hành một số chính sách nhằm làm mát thị trường. Động thái rõ rệt nhất là ngày 25/4/2010, Úc ra luật siết chặt quy định người nước ngoài mua bất động sản.

Theo đó, người nước ngoài tạm trú tại Úc khi mua bất động sản sẽ phải có giấy phép của Ủy ban thẩm định đầu tư nước ngoài (FIRB) và phải bán lại bất động sản khi rời khỏi Úc. Người nước ngoài mua đất trong 2 năm không xây nhà hoặc xây nhà nhưng không sống ở Úc, chính phủ cũng có quyền buộc bán lại bất động sản.

Với du học sinh, ngoài những quy định trên còn phải tuân thủ việc chỉ được phép mua nhà mới xây (new drewlling) có giá trị dưới 300.000 USD. Nếu muốn mua nhà đã qua sử dụng (second hand) thì phải tuân thủ một số điều kiện bắt buộc như: trên 18 tuổi; visa còn giá trị trong vòng một năm; căn nhà du an lang sen viet nam họ mua không được phép cho thuê mà chỉ được sử dụng vào mục đích ở; sau khi visa hết hạn thì căn nhà phải được bán đi.

Thế nhưng, đầu tháng 3/2014, để phát triển ngành công nghiệp giáo dục hàng năm thu về nhiều tỷ đô la, Úc mở rộng luật với du học sinh. Theo luật mới, du học sinh được phép mua nhà tại Úc mà không bị giới hạn về giá trị căn nhà.

Hiện nay, du học sinh không cần phải xin giấy phép mua nhà từ FIRB nếu visa còn giá trị trong vòng 12 tháng. Ngoài ra, du học sinh cũng được phép mua đất (vacant land) nhưng thời gian xin giấy phép mua đất can ho quan 8 có thể kéo dài tới cả năm.