Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn và đưa cơm nhưng chúng lại có những đặc tính không tốt cho hệ tim mạch,gây tai biến mạch máu não.

Mắm
Việt Nam là dân dùng mắm, nước mắm cốt, nắm nêm, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tép… Tất cả các loại nắm đều phải làm mặn để giữ được lâu. Nhiều loại mắm mặn đến nỗi khuẩn tả còn không phát triển được. Vì ăn nhiều mắm vô tình đưa nhiều muối vào cơ thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, giữ nước trong cơ thể.
Các loại tương
Tương truyền thống là cách lên men đậu nành và gạo, rất thơm ngon. Tuy nhiên lên men tương theo cách truyền thống cũng thường cần nhiều muối để giữ được lâu. Bởi vậy khi ăn cần pha chúng cho giảm độ mặn.
Các loại dưa chua

Dưa chua (dưa hành, dưa cải, dưa củ…) là món ăn phổ biến, trải dài trên đất nước Việt Nam chỉ khác nhau về cách muối. Tuy nhiên đều giống nhau là nhiều muối. Phong cách muối dưa trường còn tốn muối hơn. Khi ăn tốt nhất nên chần chúng qua nước lọc để bớt vị muối.
Bánh nhiều đường
Việt Nam có nhiều loại bánh đặc sản chứa nhiều đường như bánh gai, bánh đậu xanh, bánh tổ, bánh ú, bánh pía… Việc ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ tiểu đường. Những người đã có bệnh tiểu đường, huyết áp cao nên hạn chế ăn các loại bánh ngọt này vì sẽ làm tăng đường huyết, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Thói quen ăn nhiều muối, đường chính là thủ phạm khiến nhiều người Việt Nam bị huyết áp cao, tai biến mạch máu não… Nên cắt giảm lượng muối ngay từ khi chăm sóc trẻ nhỏ, bởi nếu cho trẻ ăn như khẩu vị người lớn sẽ khiến trẻ quen dần và càng lớn càng tăng nhu cầu ăn mặn, ăn ngọt.