Bệnh giang mai rất nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Hẳn ai cũng đã từng nghe qua về căn bệnh giang mai, nhưng không phải ai cũng hình dung cụ thể được căn bệnh này như thế nào. Trong khi đó, hiện nay giang mai đang là một trong những bệnh xã hội phổ biến, có mức độ lây lan cao

Bác sĩ phòng khám chữa bệnh xã hội chia sể cùng bạn đọc thông tin về căn bệnh xã hội - bệnh giang mai này nhé


Giang mai ở giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh nhất định. Ở giai đoạn này người bệnh thường có những triệu chứng như sau:
- Có triệu chứng loét tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Sau 1, 2 tuần những hạt nhỏ sẽ kết cứng lại to bằng móng tay, những mụn nhỏ có thể bị vỡ ra, chảy dịch ra ngoài, trong chất dịch đó, có chứa một lượng lớn các xoắn khuẩn giang mai, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác. Ở giai đoạn này, nếu không kịp thời điều trị bệnh sớm bệnh sẽ phát triển sang những giai đoạn tiếp theo và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chữa trị bệnh giang mai bằng cách nào?
- Bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2 có thể được điều trị với penicillin bằng cách tiêm. Nếu bị dị ứng, bạn nên sử dụng kháng sinh thay thế ở dạng viên nén.
- Giai đoạn sau của bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc penicillin và tiêm thường xuyên hơn trong 1 tuần.
- Ở giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ còn là ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhưng không thể cải thiện những ảnh hưởng bệnh đã gây ra trước đó.
Việc chữa trị bệnh giang mai cần phải tiến hành càng sớm càng tốt và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu việc điều trị không kiên trì, bỏ dở giữa chừng sẽ làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn, việc chữa trị sẽ càng khó khăn và tốn kém

Nguồn: Chữa bệnh xã hội