SÂU BỆNH Ở PHALAENOPSIS:

a) Sâu: Phalaenopsis thường bị loài nhện đỏ giả (Brevipalpus russulus) tấn công, làm mặt trên của lá bị răng cưa hoặc bị lỗ rỗ. Rất khó phát hiện chúng bằng mắt thường nhưng chúng có màu hơi đỏ tương tự loài nhện đỏ (Tetranychus urticae), vốn chẳng ưa lan Phalaenopsis bằng những giống lan khác. Nếu không muốn đối phó với loài côn trùng gây hại này, nên phun thuốc trừ sâu trên lá theo chỉ dẫn đều đặn mỗi tháng, cho dù điều kiện ẩm ướt cũng giúp ngừa nó.

- Đối với lan trồng trong nhà kính, nên cảnh giác ốc sên và sên. Giữ lan trong giỏ treo trên cao hoặc trên tấm gỗ có thể ngăn ngừa được chúng. Để cây quá khô cũng khiến chúng bị tấn công bởi loài bọ vảy và rệp vừng, vì thế phải đảm bảo thường xuyên tưới nuớc và kiểm tra mặt dưới của lá.

b) Bệnh: Nhiều nuớc hay thiếu không khí đều là nguyên nhân gây bệnh nấm trên lá. Những vết thối rữa màu đen lay lan rất nhanh khi độ ẩm quá cao kết hợp với khí hậu mát mẻ. Bắt đầu bằng một vết màu tim/vàng trên lá, sao đó lan nhanh nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn. Bệnh botrytis gây tàn rụi cánh hoa, thường xuất hiện những khi thời tiết mát mẻ ẩm ướt nhưng không thoáng khí, chúng sẽ tấn công vào những bông hoa nở sớm.

Xem thêm: cửa hàng bán hoa lan


Phalaenopsis có hai loại phân biệt. Ở loại 1, phát hoa rất dài – 60cm trở lên – và nở từ 15 bông hoặc hơn. Lá hình elip thon dài và dày. Cánh hoa rộng hơn nhiều so với đài hoa, còn cánh môi tạo thành thùy lá xoắn cong ở giữa, và có cả phần tua cuốn phụ.

Những loài thuộc nhóm này bao gồm P. parishii, P. aphrodite, P. stuariana, P. schilleriana, P. sanderiana (mẫu lai tự nhiên giữa P. Aphrodite hoa trắng với P. schilleriana hoa màu cà).

Loại 2 có phát hoa ngắn hơn và cách ra hoa khác hẳn so với loại 1. Mỗi phat hoa trổ rất ít bông và tiếp tục ra hoa mới sau vài tháng. Đóa hoa nhỏ hơn, cánh hoa và đài hoa hầu như có kích cỡ bằng nhau, cánh môi không có tua cánh phụ.

TÌNH TRẠNG LAI GHÉP

Người ta không chỉ ghép Phalaenopsis với Phalaenopsis để tạo ra hang trăm biến thể mới, mà còn ghép nó với những giống lan khác,tạo nên các mẫu lan khác loài hay lai hai giống nổi tiếng, như Asconopsis (phalaenopsis x Ascocentrum) Doritaenopsis (phalaenopsis x doritis), Renanthopsis (phalaenopsis x Renanthera), Sarconopsis (phalaenopsis x sarchochilus), vandaenopsis (phalaenopsis x vanda), và còn nhiều nữa.

Xem thêm: lan hồ điệp


NHÂN GIỐNG PHALAENOPSIS

Loài Phalaenopsis rất tiện tạo cây non từ đốt của phát hoa, đặc biệt khi độ ẩm cao. Tuy nhiên, các cây lai không dễ để các cây non như vậy. Có thể tách lấy những cây non này một khi chúng đã mọc nhiều rễ, sau đó trồng vào chậu theo cách thông thường. Vì lý do đó, điều quan trọng là không cắt bỏ phát hoa sau khi bông cuối cùng rụng xuống; hãy quan sát xem:1- nó có ra phát hoa mới hay không, và 2- nó có đẻ cây non hay không.

Phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là bằng cách nuôi cấy mô tế bào, và phương pháp lai tạo gieo hạt trong ống nghiệm.

Xem thêm: chăm sóc lan hồ điệp sau tết


CÔNG TY HOA LAN TODA

Địa chỉ: Số 9, Đường Số 48, Phường 3, Quận 4, Tp.HCM

Hotline: 0913.251.879

Email: Hoalantoda@gmail.com