Thoát vị đĩa đệm ngày nay đã trở thành một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh nên kết hợp tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp ở những người trong độc tuổi trung niên, ngoài ra hiện nay bệnh còn được phát hiện nhiều ở độ tuổi thanh – thiếu niên do sinh hoạt và hoạt động tiêu cực ảnh hưởng tới cột sống. lâu dần chuyển biến xấu cấu thành bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra bệnh còn có thể mắc phải do chấn thương ảnh hưởng trực tiếp tới vùng xương khớp. Thoát vị đĩa đệm được chia thành 2 dạng chính:

- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng của loại hình này bao gồm gây tê mỏi cơ vùng vai, đau nhức tay thường cơn đau chạy dọc từ cột sống cổ xuống mặt ngoài bàn tay. Có cảm giác nông, cầm nắm vật khó khăn, mất sức, khó phân biệt được nóng lạnh khi chạm vào.
- Thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng: Thường xuyên có cảm giác mỏi cơ, tê một hoặc hai bên chân. Đi lại khó khăn, mức độ tùy thuocj vào nhân nhầy thoát ra từ đĩa đệm chèm ép rễ thần kinh. Chủ yếu là các cơn đau vùng quanh thắt lưng.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp bổ trợ cho các bài thuốc điều trị bệnh, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của bài thuốc, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị giảm chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Phương pháp tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm phân chia thành hai loại bao gồm các phương pháp trị liệu được các bác sĩ hoặc chuyên gia chỉ định và áp dụng vào quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Và các bài tập bổ trợ mà các bệnh nhân phải tự thực hiện với 10 động tác cơ bản giúp nâng cao hiệu quả của quá trình tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm.

Điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp kéo giãn cột sống, tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng hiện tại của bệnh sau đó mới quyết định áp dụng kéo dãn ngắt quãng hay liên tục. Các phương pháp điều trị giảm đau gồm có chiếu thấu nhiệt vi sóng, cách này sử dụng một dòng điện giao thoa giúp giảm đau, giảm co cứng cơ.

Sau quá trình điều trị người bệnh có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần tránh các tưu thế xấu hay các thói quen sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống, nên tích cực bổ xung các thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường xương cốt, nâng cao tính đàn hồi của vòng xơ đĩa đệm.

Sau khi đĩa đệm trở lại bình thường, người bệnh nên tiếp tục sử dụng các bài tập kéo giãn cột sống, hay các bài tập mạnh phần cơ lưng, cơ bụng cụ thể gồm 10 động tác sau:

Các động tác của bài tập vật lý trị điệu thoát vị đĩa đệm
Động tác 1: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, gập hông và 1 chân, hai tay đan chéo nhau, ép sát bụng, giữ như vậy khoảng 10 giây rồi đổi bên, lặp lại như vậy khoảng 15 lần mỗi lượt tập.

Động tác 2: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, gập hông và gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân cho sát bụng, giữ như vậy khoảng 10 giây sau đó đổi bên. Làm vậy khoảng 15 lần.

Động tác 3: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, gập hông và hai gối, hai bàn chân chạm đấy, ấn lưng xuống chạm sàn. Giữ như vậy khoảng 10 giây lập lại 15 lần

Động tác 4: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, gập hông và hai gối, hai bàn chân giữ chạm đất, nâng mông không để chạm đệm, giữ như vậy khoảng 10 giây lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, gập hông và hai gối chân, giữ hai bàn chân chạm đất, hai khuỷu tay chạm đệm, ưỡn ngực và cổ ra phía sau, giữ lại đến khi thấy có cảm giác khó chịu thì nghỉ vài phút, lập lại khoảng 15 lần.

Động tác 6: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, hai chân thực hiện động tác đạp xe đạp trên không, mỏi nghỉ, thực hiện 15 lần.

Động tác 7: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa gập hông và gối hai chân, hai tay đặt trên đầu gối, hai chân cố gắng co lên đồng thời đẩy hai tay xuống, gống cơ trong 10 giây, thực hiện như vậy 15 lần.

Động tác 8; Người bẹnh thực hiện quỳ gối, chống hai tay xuống đệm, lưng cong lên giữ như vậy 10 giây, tập khoảng 15 lần.

Động tác 9: Người bệnh thực hiện quỳ gối, chống hai tay xuống đệm, hạ từ từu mông chạm vào gót chân tồi giữ lại như vậy. hai cổ tay duỗi thẳng về phái trước, có cảm giác mỏi thì nhấc mông lên, lặp lại như vậy 15 lần.

Động tác 10: Người bệnh thực hiện quỳ gối, chống hia tay xuống đệm, tay bên phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân trái duỗi thẳng để vậy 10 giây và đổi bên, tập như vậy khoảng 15 lần.

Trên là 10 động tác trong bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, rút ngắn thời gian chữa trị cũng như phục hồi bệnh. Phương pháp tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả và đơn giản mọi người ai cũng có thể áp dụng nhằm mục đích đẩy lùi thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn bất cứ một loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm nào