1. Bệnh teo não ở sơ sinh là gì?

Bệnh teo não ở trẻ sơ sinh là một hội chứng bẩm sinh gây khiếm khuyết, dị dạng não hoặc thoái hóa chức năng não bộ. Đặc điểm chung ở các bệnh nhân teo não là đầu nhỏ hơn so với kích thước người bình thường, do cấu trúc não bộ không được hoàn thiện.

Xem thêm: bệnh teo não sống được bao lâu

Bệnh teo não ở trẻ nhỏ là một hội chứng bẩm sinh gây khiếm khuyết, dị dạng não hoặc thoái hóa chức năng não bộ. Trẻ em bị bệnh teo não ngay từ khi mới sinh ra, do những tác động bất thường khiến khả năng phát triển não bộ của thai nhi bị ảnh hưởng. Khi bị teo não, các chức năng của hệ thần kinh trung ương như vận động tư duy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại các di chứng nặng nề như: liệt nửa người, mất hoặc suy nhảm trí nhớ, rối loạn ý thức, và chức năng nhận thức.

Tỷ lệ bệnh teo não ở trẻ em thời gian gần đây đang có dấu hiệu tăng cao tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đòi hỏi các bậc cha mẹ hết sức lưu ý và phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ.

2. Nguyên nhân của bệnh teo não ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân chính gây bệnh teo não ở trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do nhiễm virus Zika

Thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ em bị teo não tăng cao đột biến và được xác định là do virus Zika gây ra. Cụ thể, người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm virus Zika và di truyền sang con, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ khi còn trong bụng mẹ.

Vật dẫn trung gian gây ra tốc độ lan truyền nhanh chóng của virus Zika được xác định là muỗi Aedes, đây là một loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết ở người. Người mẹ khi bị nhiễm virus Zika thường có các biểu hiện cảm sốt thông thường và tự khỏi bệnh sau vài ngày điều trị.

Tuy nhiên, loại virus này lại hết sức nguy hiểm đối với thai nhi trong bụng mẹ, khi gây ra những tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi, khiến trẻ sinh ra với khiếm khuyết não bộ là teo não, đầu nhỏ bẩm sinh, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ, gây rối loạn thính giác, thị giác…

Theo tổ chức WHO, hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định thời điểm lây nhiễm virus Zika đến người mẹ là trong thời gian mang thai, hay trong lúc sinh.

Tại Việt Nam, hiện đã có hơn 200 trường hợp nhiễm virus Zika, bao gồm 28 trường hợp phụ nữ mang thai. Trong số đó, chỉ có 1 trường hợp người mẹ nhiễm virus Zika tại Đắk lắk khiến con sinh ra bị teo não là được ghi nhận. Điều đó cho thấy, virus Zika cũng có thể chỉ là một yếu tố tác động sinh ra tình trạng teo nhỏ ở trẻ.

Hiện nay nguy cơ lây nhiễm virus Zika đã xuất hiện tại Việt Nam, mang theo nhiều khả năng sinh ra trẻ sơ sinh bị teo não vô cùng nguy hiểm. Theo trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC khẳng định virus Zika chính là thủ phạm khiến hàng…

Do nhiễm hóa chất diệt muỗi

Trước khi có sự xuất hiện của virus Zika, bệnh teo não ở trẻ nhỏ cũng được xác định là do sự ảnh hưởng của một loại hóa chất có tên Pyriproxyfen. Đây là loại hóa chất được sử dụng để diệt muỗi và có nồng độ cao ở những nguồn nước khu vực bị ô nhiễm, khu vực có nhiều loại muỗi sinh sôi, phát triển.

Phụ nữ đang mang thai khi sử dụng nguồn nước có nhiễm hóa chất Pyriproxyfen sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị mắc hội chứng teo não cao hơn. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ bị teo não thường được sinh ra gần các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc nước có nhiễm hóa chất Pyriproxyfen khi sử dụng.

Ngoài ra, tỷ lệ teo não ở trẻ tăng cao trong thời gian gần đây còn được ghi nhận do các nguyên nhân:

– Do người mẹ sinh non, não bộ và cơ thể trẻ chưa được phát triển toàn diện.

– Trẻ bị chấn thương não do các tác động va đập, tai nạn… ảnh hưởng đến chức năng hoạt động não bộ, gây ngừng trệ và teo dần sau thời gian dài.

– Trẻ mắc các bệnh thiếu máu não, xuất huyết não, viêm màng não, không được nhận biết và điều trị kịp thời.

– Người mẹ làm việc trong những môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong thời gian mang thai.

Bệnh teo não ở trẻ em là một hội chứng bệnh nguy hiểm và vẫn chưa có giải pháp điều trị cụ thể. Người mẹ khi mang thai con nhỏ cần hết sức lưu ý và chăm sóc sức khỏe đúng cách để giảm thiểu các nguy cơ nhiễm bệnh cho thai nhi.