Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu dù đã được dùng tới ba nhóm thuốc hạ áp ở liều tối ưu do người bệnh chủ quan không tuân thủ đúng liều lượng thuốc bác sĩ chỉ định. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn tất cả những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp kháng trị.



1, Tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị chính là tình trạng bệnh nhân không đạt được huyết áp mục tiêu dù đã được dùng tới ba nhóm thuốc hạ huyết áp ở liều tối ưu nhất.

2, Người thường có nguy cơ bị tăng huyết áp kháng trị:

Những người bệnh cao tuổi, thùa cân – béo phì, bệnh thận mạn tính, bệnh đái tháo đường hay huyết áp ban đầu cao…

Những người có thói quen ăn mặn, ăn ít chất xơ, ăn nhiều mỡ, ít hoạt động thể lực, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích có hại khác…

3, Tăng huyết áp kháng trị do đâu?

Tăng huyết áp kháng trị có thể do người bệnh, do thầy thuốc, do phòng khám hoặc do quá tải thể tích. Cụ thể:

Do người bệnh:

Người bệnh chủ quan không tuân thủ điều trị của bác sĩ, uống thuốc không đều, tăng giảm liều lượng thuốc theo ý của bản thân, tự uống một số loại thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp.

Do thói quen sinh hoạt xấu như: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất béo, lười vận động thể lực, căng thẳng – stress kéo dài, thức khuya…

Ngoài ra, các bệnh lý có liên quan như bệnh tuyến giáp, nhu mô thận… cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị.

Do thầy thuốc:

Thầy thuốc chưa hướng dẫn cụ thể cho người bệnh về phác đồ điều trị

Chưa đánh giá đúng mức độ cũng như các bệnh liên quan của người bệnh

Chưa chỉ định đúng liều thuốc tối ưu cho người bệnh hoặc chưa hiểu hết về tương tác thuốc…

Do phòng khám:

Máy đo huyết áp, băng hơi chưa phù hợp, môi trường phòng khám… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị.

4, Làm gì khi bị tăng huyết áp kháng trị?


Điều trị chuyên sâu để chẩn đoán chính xác nhất tăng huyết áp kháng trị.

Tiến hành xác định rõ các yếu tố liên quan, các nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp kháng trị để có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Xét nghiệm máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh để loại trừ một bệnh lý nào đó khác gây tăng huyết áp. Bệnh nhân cần xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để phối hợp tìm nguyên nhân và có thêm thông tin để đánh giá chức năng thận.

Người bệnh cần được ngồi nghỉ thư giãn 5 phút trước khi đo huyết áp. Huyết áp cần được đo ở 2 cánh tay và sẽ lấy kết quả bên nào cao hơn. Cần đo huyết áp khi nằm và khi đứng dậy để phát hiện hạ huyết áp tư thế…

5, Điều trị tăng huyết áp kháng trị như thế nào?

Đầu tiên là phải tìm ra được nguyên nhân để kiểm soát bệnh, từ đó có can thiệp một cách hợp lý.

Điều trị không dùng thuốc:

Giảm ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no…

Hạn chế uống rượu, bia.

Giảm cân nếu có thừa cân – béo phì, duy trì cân nặng theo chỉ số BMI chuẩn, duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

Nguồn: http://chuabenhbangthaoduoc.com.vn/