Không giống như 2 tháng trước, em bé sang tháng thứ 3 đã có sự phát triển vượt bậc về cân nặng, chiều cao và linh hoạt hơn. Chính vì điều này, mẹ cần kịp thời bổ xung kiến thức cũng như kỹ năng về cách chăm sóc em bé 3 tháng tuổi để bé phát triển ổn định hơn.
1, Đặc điểm của em bé sơ sinh 3 tháng tuổi
Để mẹ biết cách chăm sóc bé sơ sinh 3 tháng tuổi thì việc đầu tiên chính là phải nắm rõ sự phát triển của bé ở độ tuổi này để có cách chăm sóc thích hợp với con.


Hóng chuyện: Điều mà các mẹ thấy thú vị nhất chính là khả năng hóng chuyện của bé mỗi khi mẹ nói chuyện, những cử chỉ như cười nhoẻn miệng, ê, a chính là cử chỉ thể hiện sự hóng miệng của bé. trị ho bằng phương pháp tự nhiên
Thính giác và thị giác: Lúc này tầm nhìn của bé được cải thiện hơn so với trước do thị giác, thính giác của bé cũng phát triển hơn, bé đã biết lắng nghe những âm thanh, thậm chó là màu sắc đen trắng.
Cân nặng, chiều cao: Em bé ở tháng thứ ba có sự tăng lên về cân nặng và chiều cao là điều mẹ nhìn thấy rõ nhất. Cơ thể bé cứng cáp và lớn hơn rất nhiều.
Lật người và lẫybé yêu của mẹ đã biết lật nửa người bé đã rất muốn lẫy. Tuy nhiên, lúc này cổ và tay vẫn còn yếu nên bé không thể lật được cả người nhưng chỉ sang tháng sau mẹ có thể thấy bé lật được cả người mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
2, Chăm sóc em bé 3 tháng tuổi
Khi bé đã bước sang tháng tuổi thứ 3 mẹ cần chăm sóc toàn diện để bé yêu có thể phát triển toàn diện. Dù chăm sóc kiểu gì mẹ cũng không được bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc vận động cho bé.

Chăm sóc sức khỏe cho em bé 3 tháng tuổi
Bé ở độ tuổi nào cũng cần được quan tâm đặc biệt tới sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc em bé 3 tháng tuổi mẹ cần phải chú ý đến việc cho bé đi tiêm những loại vắc – xin theo chương trình tiêm chủng của bộ y tế. trị ho cho phụ nữ cho con bú

Khi mẹ chăm sóc em bé 3 tháng tuổi mẹ sẽ thấy bé dễ bị mắc một số bệnh như: tiêu chảy, viêm tai, viêm đường hô hấp, … do sức đề kháng yếu. Nếu phát hiện bé bị mắc những bệnh này mẹ không được tự ý điều trị mà phải đưa bé tới khám bác sĩ, không nên để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của bé.
Ngoài ra, mẹ cũng phải đặc biệt chú ý những biểu hiện cửa chỉ bên ngoài của bé như: nghe giọng của mẹ mà không cười, 2 mắt bị lé, vẫn không thể dùng mắt dõi theo những vật di động trong tầm nhìn, không cầm nắm được vật, cơ thể quá mềm hoặc quá cứng, không có phản ứng với âm thanh lớn, …. thì hãy đưa bé đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Chăm sóc vận động
Em bé bước sang tháng tuổi thứ 3, cơ thể bé đã cứng cáp hơn trước. Bé có những cử chỉ hiếu động, có khả năng lật nửa người, xoay vòng quanh giường rồi. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải thật chú ý, tuyệt đối không để cho bé nằm một mình trên giường hoặc ở những vị trí đặc bé.

Lúc này khả năng về thị giác và thính giác của bé đã phát triển hơn trước, phụ huynh có thể sử dụng những đồ chơi có hình dáng đáng yêu, nhiều màu sắc để treo quanh nôi hoặc giường bé nằm, đảm bảo bé có thể cầm nắm hoặc nhìn thấy đồ vật đó một cách dễ dàng.
Đây chính là cách để bé 3 tháng tuổi phát triển và vận động thị giác hiệu quả mà các mẹ nên thực hiện. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng những đồ chơi nhỏ, an toàn kích thích sự phát triển thị giác của bé