Giang mai là một bệnh truyền nhiễm gây nhiều biến chứng cho người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy giang mai có biểu hiện và giang mai lây qua đường nào?


Giang mai là gì?
Giang mai hay còn gọi là Syphilis là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn giang mai (Treponema Pallidum) gây nên. Giang mai trải qua nhiều giai đoạn với những triệu chứng và tác hại khác nhau.

Lịch sử bệnh giang mai
Nguồn gốc tên gọi bệnh giang mai
Năm 1494, khi quân Pháp bao vây tấn công thành phố Naples, nước Ý, bệnh giang mai bùng nổ thành dịch bệnh, lan rộng toàn châu Âu. Vì vậy, bệnh giang mai được gọi theo nguồn gốc gây bệnh, gắn với tên quốc gia: bệnh của người Pháp, bệnh của người Tây Ban Nha, bệnh của người Ba Lan…
Năm 1530, giang mai còn được gọi là Syphilis – đặt theo tên người đầu tiên bị giang mai cũng là một nhân vật trong cuốn sử thi “Syphilis or The French Disease” (tạm dịch: Giang mai hay các bệnh của người Pháp) của một nhà thơ-bác sĩ người Ý Girolamo Fracastoro.
Thế kỷ XVI, giang mai được gọi là đại thủy để phân biệt với bệnh đầu mùa.

Nguồn gốc bệnh giang mai
Do benh giang mai có những triệu chứng lâm sàng giống với đậu mùa, mụn cóc…nên cho đến nay người ta vẫn tranh cãi về nguồn gốc bệnh giang mai có từ bao giờ. Có 3 thuyết nói về nguồn gốc bệnh giang mai: Năm 79 sau CN, núi lửa phun trào, “xóa sổ” một thị trấn của La Mã. Các di hài trong trận núi lửa cho thấy nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là di chỉ của một cặp sinh đôi có dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.
Thuyết tiền Columbus: Giang mai xuất hiện ở Châu Âu trước khi phát hiện ra Châu Mỹ.
Thuyết hậu Columbus: Nhiều học giả cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của “Thế giới mới” do 2 nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Colombo và Pinzon (khám phá ra châu Mỹ) mang về.
Lý thuyết liên kết: Sử gia Alfred Crosby lại cho rằng giang mai do vi khuẩn cùng chủng loại với những vi khuẩn tạo nên bệnh khác như hủi, phong, ghẻ…do điều kiện sinh thái khác nhau nên chúng gây ra các bệnh khác nhau.
Con đường lây bệnh giang mai, dieu tri benh giang mai o nu gioi
Được gọi là bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, giang mai chủ yếu lây truyền qua con đường tình dục không an toàn. Theo thống kê, 95% người nhiễm bệnh giang mai là lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Xoắn khuẩn giang mai tập trung ở bộ phận sinh dục dẫn đến những vết loét, có thể truyền qua bạn tình khi quan hệ. Ngoài ra giang mai có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con…
Triệu chứng bệnh giang mai
Tùy từng giai đoạn giang mai lại có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1:
Xuất hiện những vết loét có đặc điểm: nông, không đau, không ngứa, không có mủ, hình tròn hoặc oval rộng từ 0,3-3cm. Vị trí: tập trung ở bộ phận sinh dục như môi lớn, âm đạo, quy đầu, dương vật…
Nổi hạch cứng, không đau ở hai bên bẹn. Sau 3-6 tuần, những triệu chứng này có thể biến mất (dù không điều trị) khiến người bệnh lầm tưởng, nhưng lúc này xoắn khuẩn đã thâm nhập vào máu.
Giai đoạn 2:
Có triệu chứng của vết đào ban đặc điểm: màu đỏ hồng hoặc hồng tím, không nổi cao trên bề mặt da, không ngứa, tự mất đi sau 1-3 tuần. Vị trí: mạng sườn, bụng, ngực, chi trên. Mảng sẩn gồm nhiều kích thước, có viền da xung quanh sẩn, sẩn mủ có biểu hiện giống viêm da mủ, thường chỉ có ở người nghiện rượu.
Các triệu chứng khác: sốt, sụt cân, đau đầu, nổi hạch, viêm thận, viêm giác mạc kẽ…
Giai đoạn tiềm ẩn: Là giai đoạn ủ bệnh, chia làm 2 loại:
Giai đoạn ủ bệnh sớm: thời gian ủ bệnh < 1 năm sau giai đoạn 2, tái phát một số triệu chứng của giai đoạn 2.
Giai đoạn ủ bệnh muộn: thời gian ủ bệnh > 1 năm sau giai đoạn 2, thường không có triệu chứng gì.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn cuối của giang mai gây nhiều ảnh hưởng, chia làm 3 hình thức:
Củ giang mai có đặc điểm: màu đỏ mận, hoặc hơi ngả tím, bằng hạt ngô. Khi củ giang mai bị hoại tử, có thể teo hoặc tạo vết loét, để lại sẹo. Vị trí: có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên thân thể, nếu cư trú ở các bộ phận quan trọng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Giang mai thần kinh có đặc điểm: gây tổn hại đến hệ thần kinh: viêm màng não, tổn thương mạch máu não, thoái hóa não…gây nên các biến chứng như: đột quỵ, ảo giác, động kinh…
Giang mai tim mạch: tác động thường gặp nhất là phình mạch.
Trên đây là thông tin về Bệnh giang mai lây qua đường nào?do các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa thế giới chia sẻ . Nếu cần được tư vấn rõ hơn các bạn vui lòng gọi vào sdt 028 39 233 666 hoặc zalo 0163 591 7248 để được tư vấn thêm.

Thông tin hữu ích dành cho bạn: Xoắn khuẩn giang mai là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai