Herpes sinh dục là bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình cục không an toàn. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới. Vậy nữ giới nói chung và chị em mang thai nói riêng cần biết những gì về bệnh Herpes sinh dục? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai nhiễm Herpes sinh dục
Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, một trong những lý do khiến chị em phụ nữ có nguy cơ mắc Herpes sinh dục cao hơn nam giới đó là do cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục ở nữ giới có dạng mở. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus Herpes xâm nhập cơ thể gây bệnh mụn rộp sinh dục.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự rối loạn kinh nguyệt khiến cho hệ miễn dịch suy giảm khó chống đỡ với sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn.
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục thô bạo sẽ làm lớp niêm mạc yếu đi các virus dễ dàng tấn công.
Môi trường cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nhiễm virus Herpes. Môi trường sống hay môi trường làm việc bị ô nhiễm nặng, môi trường nhiều hóa chất độc hại cũng tạo điều kiện để virus Herpes xâm nhập vùng kín gây bệnh.
Thai phụ thường xuyên làm việc nặng nhọc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi trong công việc khiến cơ thể suy yếu và hệ miễn dịch cũng suy giảm theo.
Thường xuyên thức đêm, ngủ muộn, stress, ... sẽ khiến chị em bị thay đổi nội tiết tố đặc biệt đối với phụ nữ mang thai sẽ khiến virus xâm nhập dễ dàng.
Triệu chứng của bệnh Herpes sinh dục ở phụ nữ mang thai
Trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức toàn thân kèm theo đau đầu và sốt.
Sau khi nhiễm bệnh 2-7 ngày, chị em sẽ thấy vùng kín âm đạo, cổ tử cung, môi lớn, môi nhỏ, hậu môn, ... bắt đầu xuất hiện cảm giác ngứa ngáy xuất hiện nhiều vết loét, đồng thời các mảng đỏ sẽ nổi lên kèm theo mụn rộp, bọng nước gây viêm loét da, loét niêm mạc vùng kín. Ban đầu chỉ là một vài vết nhỏ nhưng sau đó sẽ mọc thành từng mảng lớn gây nhiều bất tiện.
Ngoài ra, chị em sẽ có cảm giác đau khi đi tiểu, khí hư bất thường (ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi khó chịu, có màu xanh, vàng, ...)
Bên cạnh đó có thể xuất hiện hạch bạch huyết sưng ở 2 bẹn, đau và cảm giác ngứa ở cơ quan sinh dục, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rát, ... bệnh nhân cần khám kỹ vì rất có thể nhầm lẫn với bệnh viêm bàng quang hoặc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Tuy nhiên tất cả những dấu hiệu trên sẽ bớt dần và tự khỏi ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, virus Herpes sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể, người bệnh đối mặt với nguy cơ sống chung với bệnh Herpes sinh dục vĩnh viễn.
Bệnh Herpes sinh dục nguy hiểm với bà bầu như thế nào?
Đối với bà bầu
Virus Herpes có thể gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Nó có thể gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nguy cơ biến chứng cũng cao hơn người bình thường bởi lúc mang thai hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai cũng yếu hơn người bình thường.
Nhiễm Herpes sinh dục khiến thai phụ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng cơ quan sinh dục, mệt mỏi, đau đầu, sốt. Thậm chí bệnh có thể gây ra rối loạn tiểu tiện hoặc viêm màng não nhẹ.
Bệnh Herpes sinh dục làm tăng nguy cơ bà bầu bị sẩy thai hoặc sinh non.
Đối với thai nhi
Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, thai nhi thậm chí chịu nhiều tác động bởi virus Herpes hơn mẹ. Thai phụ mắc Herpes sinh dục trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 30-40%. Mắc herpes sinh dục trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỉ lệ lây truyền sang con là 1%.
Lây truyền Herpes sinh dục từ mẹ có thể gây nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ như: viêm màng não, viêm phổi, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ như gây mù, điếc, động kinh, ... thậm chí trẻ có thể bị tử vong.
Tuy nhiên, nếu chị em đang mang thai mà nhiễm bệnh Herpes sinh dục tốt nhất nên sinh mổ để bảo vệ em bé, hạn chế tối đa việc nhiễm virus từ mẹ.
Phòng tránh nhiễm virus Herpes sinh dục
Hiện nay, chưa có phương pháp tiêu diệt tận gốc loại virus nguy hiểm này nên cách tốt nhất là phòng tránh bệnh. Chị em có thể phòng bệnh bằng những cách sau:
Trước khi có ý định mang thai, chị em nên khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo bạn đủ sức khỏe mang thai. Nếu chị em bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay một số bệnh xã hôi thì nên điều trị bệnh rồi mới mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi, ...
Nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường chị em nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn phương án tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ mắc bệnh Herpes sinh dục giai đoạn cuối thai kỳ không nên đẻ thường mà nên đẻ mổ để bảo vệ trẻ.
Quan hệ tình dục lành mạnh, không thô bạo, chung thủy với một bạn tình.
Không làm việc nặng nhọc kéo dài, giữ thể trạng cơ thể tốt, giữ tâm trạng thư giãn thoải mái, ... để bệnh không tái phát.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh Herpes sinh dục ở phụ nữ mang thai. Hy vọng từ những chia sẻ này có thể giúp chị em hiểu hơn về căn bệnh này từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.
>> cách chữa gai sinh dục
>> cách chữa mụn cóc sinh dục