Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi, nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa, hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam, khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.

Gà chọi bíp có nguồn gốc từ miền Nam với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà này nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, mào to, mắt sắc, da đỏ rực. Có tên là gà chọi bíp vì giống gà này thường ngủ trên cây, chỉ ăn thóc, gạo hiệu con Bim Bíp. Trước đây, gà chọi bíp thường được nuôi để đem chọi tại các lễ hội, nhưng nhiều năm gần đây, giống gà này còn được lùng mua để ăn hoặc làm quà biếu trong các dịp Tết. Một trong những nguyên nhân khiến loại gà này được săn lùng nhiều là bởi chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc, chế biến được nhiều món khác nhau như xào lăn, luộc, nấu đông…


Các anh em có thể xem
da ga cua sat
, da ga Campuchia, da ga tre trên youtube nhé.
Chúc anh em thành công.