Bạn đang rất sung, sẵn sàng leo bất cứ ngọn núi nào, băng qua tất cả các bảng báo hiệu tốc độ trong thành phố, và sẵn sàng lao xuống các con dốc ngoằn ngoèo đầy gốc cây trong rừng. Tuyệt lắm.

Động cơ tinh thần là thành phần quyết định cơ bản của 1 chương trình luyện tập thành công nhưng thường nó lại không được để ý (chúng ta sẽ nói đến vấn đề này sau). Nhưng trước khi nhảy ra khỏi ghế sôfa để mặc đồ xe đạp thể thao vào, chúng ta phải làm một vài việc. Không mất quá nhiều thời gian đâu, và tôi cũng cố gắng để mấy việc này dễ thực hiện nhất.

>>>>Sản phẩm khác: xe đạp trinx giá rẻ.



Để đạp xe nhanh hơn, bạn cần phải đạp nhanh hơn

Tôi biết Bạn đang nghĩ gì: “Ôi giời, vớ vẩn!”. Tuy nhiên các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu vận động viên chỉ đạp đc 26km/h mong ước họ sẽ tăng được tốc độ lên 32km/h trong các cuộc đua phong trào. Đối với những tay đua này tôi có mấy chữ cho họ đây: điều đó chẳng bao giờ xảy ra đâu. Tất nhiên rồi, bạn có thể phóng được tốc độ đó ở đoạn đầu thôi, nhưng rồi chẳng bao lâu sau thì các cơ bắp không quen với cường độ gia tăng sẽ mỏi dừ với quá nhiều acid lactic và căng lên đau đớn. Rốt cục bạn sẽ may mắn với tốc độ đều đặn dù tốc độ của bạn chỉ đạt tới 26km/h.

Thế đó, vậy là rõ ràng rồi nhé, nếu bạn muốn đạt đến tốc độ 32km/h trong 1 ngày trọng đại thì trong những ngày bình thường cũng cần phải đạt tốc độ trung bình là 32km/h. Thực tế, ngày thường các bạn còn phải đạt được tốc độ lớn hơn mục tiêu mong đợi và duy trì tốc độ lớn hơn đó trong thời gian khá dài. Cách này tương tự như người ta tiêm vắc-xin vậy, nghĩa là tạo cho cơ thể bạn 1 áp lực lớn (trong trường hợp này là cường độ tập mạnh), thì bạn có thể đương đầu dễ dàng với những mức cường độ nhỏ hơn mà không bị chấn thương.

Để đạp xe nhanh hơn, bạn phải đạp chậm hơn

Giờ bạn lại nghĩ: “Đầu óc lão này có vấn đề, lúc nãy mới bảo muốn đạp xe nhanh thì phải đạp cho nhanh. Nghe còn có lý. Giờ lại bảo muốn đạp xe nhanh thì phải đạp chậm hơn. Lão này có ý gì đây?”

Có 2 lý do mà hầu hết thời gian (đến 80%) đạp xe của bạn phải ở mức tốc độ thấp và phải cố đạt được mức đó. 1 là, cơ thể và trí óc của bạn không thể dễ dàng chịu đựng đc khối lượng lớn thời gian rèn luyện ở cường độ cao. Chúng ta sẽ bàn sau về các nguyên nhân về mặt sinh lý, còn bây giờ thì hãy tin tôi đi: nếu bạn tập nặng đến mức không thể duy trì bài tập luyện đều đặn được thì cuối cùng chỉ sẽ đạt tới mức chậm hơn mà thôi. Như vậy không tốt chút nào.

L ý do thứ 2, rèn luyện ở cường độ thấp gia tăng đc sức chịu đựng của cơ thể để xử lý được tốc độ cao hơn. Một lần nữa chúng ta sẽ bàn cụ thể về vấn đề này sau, còn bây giờ hãy bàn về “vấn đề Quan Trọng Nhất Của Việc tập luyện mà Mọi Người Quan Tâm”.

Cùng với tần suất và thời lượng còn có thuật ngữ khối lượng, đó là độ tải luyện tập tính bằng giờ. Có vẻ hấp dẫn khi nói đến khối lượng vì nghe chừng rất dễ quyết định. Nhưng thật ra khối lượng tập không phải là một thông số tốt để chỉ chất lượng rèn luyện, bởi vì nó bỏ qua chỉ tiêu sau đây:

Cường độ là yếu tố lớn nhất quyết định thành công của 1 vận động viên (hay không thành công của họ). Cường độ phần nào giống như muối trong công thức chế biến món ăn: đúng độ thì làm món ăn ngon, nhiều hơn hay ít hơn cũng làm cho người ăn gạt đĩa qua 1 bên sau khi thử một miếng. Vậy nên mà hầu hết các tay đua không tập đúng cường độ của mình. Họ thường hoặc tập quá vất vả, quá thường xuyên, không đủ khó, không đủ thường xuyên hay một kết hợp sai giữa các nguyên nhân đó.

Rèn luyện quá sức: đây chính là trạng thái không được thể hiện rõ ràng, gây ra do tập luyện với cường độ cao, hay khối lượng lớn hoặc cả hai, luyện tập quá sức là nhà tù của môn đua xe đạp & cũng chính nó đã đặt dấu chấm hết cho 1 mùa giải hoặc một sự nghiệp của nhiều tay đua. Luyện tập quá sức rất khó chẩn đoán bởi vì các triệu chứng của nó cũng giông giống như nguyên nhân trái ngược nó: rèn luyện dưới sức. Nhiều tay đua nói rằng, họ đã thi đấu không được tốt lắm do họ được rèn luyện dưới sức. Trong vài trường hợp thì đúng vậy nhưng hầu hết là do luyện tập quả tải chứ không phải là do tập không đủ, thế mới buồn.

Thuật ngữ vượt tải khác với rèn luyện quá sức, đây là một trạng thái đc thể hiện rõ rệt, thậm chí nó còn được mong đợi, thường xuất hiện do giai đoạn luyện tập ngắn, khắc nghiệt được thiết kế để kích thích cơ thể thích nghi với sức ép lớn hơn. Một chương trình luyện tập thành công lặp đi lặp lại vòng xoay: vượt tải – phục hồi – thích nghi – vượt tải nhằm đạt vững chắc đến độ thích hợp.

Đó là lý do để hiểu rằng vượt tải chỉ đơn thuần là chất xúc tác để cải thiện thành tích; nếu không có phục hồi thích hợp, cơ thể sẽ không còn cơ hội thích nghi, & thành tích sẽ chỉ xuống dốc mà thôi.

>>Xem thêm: xe đạp cannondale.